Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 26 Luyện tập Nhóm halogen giúp các em học sinh biết Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo Iot. Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia ven, clorua vôi và cách điều chế. Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất của HX của các halogen.Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-. Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen (X2).
-
Bài tập 1 trang 118 SGK Hóa học 10
Dãy aixt nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần:
A. HCl, HBr, HI, HF.
B. HBr, HI, HF, HCl.
C. HI, HBr, HCl, HF.
D. HF, HCl, HBr, HI.
-
Bài tập 2 trang 118 SGK Hóa học 10
Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI
-
Bài tập 3 trang 118 SGK Hóa học 10
Trong các phản ứng hóa học sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Brom đóng vai trò gì?
A. Chất khử.
B. Chất oxi hóa.
C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 4 trang 118 SGK Hóa học 10
Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot:
A. Flo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa mãnh liệt với nước.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn flo và clo nhưng nó cũng oxi hóa được nước.
D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng nó cũng oxi hóa được nước.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 118 SGK Hóa học 10
Tại sao khi để lâu ngày nước Clo mất màu, mất mùi và mất khả năng tẩy trắng?
-
Bài tập 6 trang 119 SGK Hóa học 10
Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tố trên.
b) Cho biết tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa này.
c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa
d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với hai nguyên tố halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng để minh họa.
-
Bài tập 7 trang 119 SGK Hóa học 10
Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl
a) Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều nhất?
b) Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?
Hãy trả lời đúng bằng cách tính toán trên cơ sở các phương trình phản ứng.
-
Bài tập 8 trang 119 SGK Hóa học 10
Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2 biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI?
-
Bài tập 9 trang 119 SGK Hóa học 10
Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot?
-
Bài tập 10 trang 119 SGK Hóa học 10
Điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hidro florua lỏng đã được loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?
-
Bài tập 11 trang 119 SGK Hóa học 10
Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch, biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.
-
Bài tập 12 trang 119 SGK Hóa học 10
Cho 300 ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200 ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.
a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể.
-
Bài tập 13 trang 119 SGK Hóa học 10
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
-
Bài tập 14 trang 119 SGK Hóa học 10
Khí oxi có lẫn các tạp chất khí là clo. Làm thế nào để lạo bỏ tạp chất đó?
-
Bài tập 26.1 trang 60 SBT Hóa học 10
Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2X
X là chất nào sau đây ?
A. HBr
B. HBrO
C. HBrO3
D. HBrO4
-
Bài tập 26.2 trang 60 SBT Hóa học 10
Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất ?
A. Dung dịch HF
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch HBr
D. Dung dịch HI
-
Bài tập 26.3 trang 60 SBT Hóa học 10
Brom bị lẫn tạp chất là clo, để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây ?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng
B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước
C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr
D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI
-
Bài tập 26.4 trang 61 SBT Hóa học 10
Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit ?
A. HI > HBr > HCL > HF
B. HF > HCL > HBr > HI
C. HCL > HBr > HI > HF
D. HCl > HBr > HF > HI
-
Bài tập 26.5 trang 61 SBT Hóa học 10
Dãy ion nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính khử ?
A. F- > Cl- > Br- > I-
B. I- > Br- > Cl- > F-
C. Br- > I- > Cl- > F-
D. Cl- > F- > Br- > I-
-
Bài tập 26.6 trang 61 SBT Hóa học 10
Vì sao người ta có thể điều chế Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp dung dịch H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F2 Bằng cách nào có thể điều chế được F2 ? Viết PTHH của các phản ứng.
-
Bài tập 26.7 trang 61 SBT Hóa học 10
Bằng phương pháp hoá học nào có thể
a) Xác định được có khí clo lẫn trong khí hiđro clorua ?
b) Thu được khí clo từ hỗn hợp khí ở câu a ?
c) Thu được khí hiđro clorua từ hỗn hợp khí ở câu a ?
Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 26.8 trang 61 SBT Hóa học 10
Có 4 lọ không có nhãn đựng riêng biệt các muối: KF, KCl, KBr, KI.
Hãy cho biết :
a) Cách phân biệt muối đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
b)Từ những muối đã cho điều chế các halogen tương ứng và các hiđro halogenua tương ứng.
-
Bài tập 26.9 trang 61 SBT Hóa học 10
Tính khối lượng muối NaCl và muối NaI cần thiết để có 10 tấn muối ăn chứa 2,5% NaI.
-
Bài tập 26.10 trang 61 SBT Hóa học 10
Cho các chất sau: KCl, CaCl2, MnO2, dung dịch H2SO4 đặc. Đem trộn 2 hoặc 3 chất với nhau. Trộn như thế nào thì tạo thành clo ? Trộn như thế nào thì tạo thành hiđro clorua ? Viết PTHH của các phản ứng.
-
Bài tập 26.11 trang 61 SBT Hóa học 10
Dựa vào cấu tạo, hãy giải thích vì sao tính oxi hoá của ion hipoclorit HClO- mạnh hơn ion clorat HClO3- .. Lấy thí dụ phản ứng để minh hoạ.
-
Bài tập 26.12 trang 62 SBT Hóa học 10
Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (a)
4KClO3 → 3KClO4 + KCl (b)
Cho biết khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam KClO3 thì thu được 33,57 gam KCl. Hãy tính bao nhiêu % kali clorat bị phân huỷ theo (a) ; bao nhiêu % bị phân huỷ theo (b).
-
Bài tập 26.13 trang 62 SBT Hóa học 10
Iot có lẫn các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta cho hỗn hợp đó tác dụng với KI và vôi ống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 26.14 trang 62 SBT Hóa học 10
Người ta có thể điều chế I2 bằng các cách sau :
a) Dùng NaHCO3 khử iot có số oxi hoá +5 trong hợp chất NaIO3
b) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp NaI và MnO2
Hãy lập PTHH của các phản ứng điều chế trên.
-
Bài tập 26.15 trang 62 SBT Hóa học 10
Vì sao người ta có thể điều chế hiđro clorua (HCl), hiđro florua (HF) bằng cách cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr) hoặc hiđro iotua (HI) ? Viết PTHH của các phản ứng điều chế các hiđro halogenua.
-
Bài tập 26.16 trang 62 SBT Hóa học 10
Có 4 bình không có nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng dung dịch chứa trong mỗi bình.
-
Bài tập 1 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?
A. Cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.
B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.
C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.
D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa.
Tìm phương án đúng.
-
Bài tập 2 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 3 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết rằng chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
A + H2 → B;
A + H2O + SO2 → B + …
A + H2O ⇌ B + C;
C → B + …
Hãy viết phương trình hóa học đầy đủ của các phản ứng.
-
Bài tập 4 trang 149 SGK Hóa học 10 nâng cao
Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 5 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Brom có lẫn ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 6 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?
a) Clo.
b) Hiđro clorua.
Hãy viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 7 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho các chất: brom, clo, hiđro clorua, iot, bạc bromua, natri clorua. Hãy chọn trong số các chất trên.
a) Một chất lỏng ở nhiệt độ phòng.
b) Một chất có trong nước biển nhưng không có trong nước nguyên chất.
c) Một chất khí màu vàng lục.
d) Một chất bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời.
e) Một chất khí không màu tạo “khói” trong không khí ẩm.
f) Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm.
-
Bài tập 8 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:
a) Tạo ra oxi và kali clorua;
b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
-
Bài tập 9 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/1. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.
-
Bài tập 10 trang 150 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.