OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 10 Cánh Diều Bài 14: Phản ứng hóa học và Enthalpy


Hôm nay HOC247 xin gửi đến các bạn lý thuyết Bài 14: Phản ứng hóa học và Enthalpy chương trình SGK Cánh Diều lớp 10. Bài viết tổng hợp toàn bộ lý thuyết liên quan đến phản ứng hóa học và phần bài tập minh họa đi kèm đáp án chi tiết. Mong rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn củng cố lại kiến thức của mình. Mời các bạn cùng theo dõi!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt

- Các phản ứng hoá học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng. Năng lượng này gọi là năng lượng hoá học.

- Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt.

- Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.

- Các phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dạng nhiệt rất phổ biến trong tự nhiên phản ứng đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể,... đều là các phản ứng toả nhiệt. Các phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng,... là các phản ứng thu nhiệt.

- Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo cũng khác nhau. Để tiện cho việc so sánh lượng nhiệt kèm theo, người ta sử dụng điều kiện chuẩn và quy định như sau:

- Điều kiện chuẫn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khi), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25°C).

- Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt, phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt. 

- Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25 °C).

1.2. Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học

a. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất hoá học

- Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là \({\Delta _f}H_{298}^0\), là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.

- Khi phản ứng toả nhiệt thì \({\Delta _f}H_{298}^0\) < 0.

- Khi phản ứng thu nhiệt thì \({\Delta _f}H_{298}^0\) >0.

Ví dụ 1: Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol Na (thể rắn) với 1/2 mol O2 (thể khi) thu được 1 mol Na2O (thể rắn) và giải phóng 417,98 kJ nhiệt. Biết rằng, ở điều kiện chuẩn, Na thể rắn bền hơn Na ở thể lỏng và khi, oxygen dạng phân tử O2, bền hơn dạng nguyên tử O và phân tử O3 (ozone).

- Ta nói enthalpy tạo thành của Na2O rắn ở điều kiện chuẩn là -417,98 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:

2Na(s) + 1/2O2(g) → Na2O(s)

\({\Delta _f}H_{298}^0\) = -417,98 kJ mol-1

Chú ý: Phải viết thể của các chất trong phản ứng.

Ví dụ 2: Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,5 kg nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol H2 (g) phản ứng với 0,5 mol I(s) để thu được 1 mol HI (g).

- Như vậy enthalpy tạo thành chuẩn của hydrogen iodide (HI) ở thể khí là 26,5 kJ mol-1

1/2H(g)  + 1/2I2 (s) →  HI (g)

\({\Delta _f}H_{298}^0\) = 26,5 kJ mol-1

- Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng không.

b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hoá học

- Trong trường hợp chung, các chất phản ứng có thể là đơn chất, cũng có thể là hợp chất. Một cách tổng quát, nhiệt kèm theo (nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng) gọi là biến thiên enthalpy của phản ứng.

- Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học, kí hiệu là \({\Delta _f}H_{298}^0\) chính là nhiệt (toả ra hoặc thu vào) kèm theo phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.

- Sau đây là một số ví dụ về biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học.

Ví dụ 1: Phản ứng đốt cháy methane (CH4) toả rất nhiều nhiệt: CH4 (g) + 2O2 → CO2 (g) + 2H2O (l) \({\Delta _r}H_{298}^0\) = -890,5kJ

- Như vậy, ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4, sản phẩm là CO2 (g) và H2O (l), thì sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,5 kg. Lưu ý rằng, cũng phản ứng này, nếu nước ở thể hơi thi giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\) sẽ khác đi. Đây là lí do cần phải ghi rõ thể của các chất khi viết các phản ứng có kèm theo giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Ví dụ 2: Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt: CaCO(s) → Cao (s) + CO(g)

\({\Delta _r}H_{298}^0\) = 179,2 kJ

- Để thu được 1 mol CaO (s), cần phải cung cấp 179,2 kJ nhiệt lượng để chuyển 1 mol CaCO3 (s) thành CaO (s).

Ví dụ 3: Phản ứng trung hoà giữa NaOH và HCl toả nhiệt:

NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)

\({\Delta _r}H_{298}^0\) = -57,9 kJ

- Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là \({\Delta _f}H_{298}^0\) là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.

Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học, kí hiệu là \({\Delta _r}H_{298}^0\) chính là lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho các phản ứng sau:

(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2

(2) Phản ứng than cháy trong không khí: C + O2 → CO2

Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt?

Hướng dẫn giải

- Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt (phản ứng tỏa nhiệt): phản ứng đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể, ...

- Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt (phản ứng thu nhiệt): phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, …

(1) Phản ứng thu nhiệt.

(2) Phản ứng tỏa nhiệt.

Bài 2: Hãy nêu hiện tượng của các quá trình: đốt cháy than, ethanol trong không khí. Nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng: xuất hiện khí bay ra

C + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)CO2

C2H5OH + 3 O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)2CO2↑ + 3H2O

- Nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên

Bài 3: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được xác định trong điều kiện nào?

Hướng dẫn giải

- Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được xác định ở điều kiện chuẩn

+ Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch)

+ Nhiệt độ: 25oC (hay 298K)

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 Hóa 10 Cánh Diều

Học xong bài học này, em có thể:

- Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25°C hay 298 K).

- Trình bày được khái niệm enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) \({\Delta _f}H_{298}^0\) và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) \({\Delta _r}H_{298}^0\) của phản ứng hoá học.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Hóa 10 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh Diều Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Hóa 10 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Cánh Diều Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Thực hành trang 77 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi trang 78 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Vận dụng 1 trang 78 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Vận dụng 2 trang 78 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi 1 trang 79 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi 2 trang 79 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi 3 trang 79 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi 4 trang 79 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải câu hỏi trang 80 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Luyện tập 1 trang 80 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Luyện tập 2 trang 80 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Vận dụng trang 80 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 1 trang 81 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 2 trang 81 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 3 trang 81 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 4 trang 81 SGK Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.1 trang 41 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.2 trang 41 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.3 trang 41 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.4 trang 41 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.5 trang 42 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.6 trang 42 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.7 trang 42 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.8 trang 42 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.9 trang 43 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.10 trang 43 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.11 trang 43 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.12 trang 43 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Giải bài 14.13 trang 44 SBT Hóa học 10 Cánh Diều - CD

Hỏi đáp Bài 14 Hóa học 10 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF