OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Mỗi học sinh trung học phổ thông trong vai trò là công dân cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về bộ máy chính trị, đặc điểm, vai trò của một số tổ chức như Quốc hội, Chính phủ,... Bài học Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề trên. Từ đó biết lên án những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhà nước. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ là những cơ quan, thiết chế đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.

Trả lời:

Một số hoạt động của Quốc hội:

- Hoạt động lập hiến và lập pháp của Quốc hội.

- Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

- Giám sát tối cao đối với bộ máy nhà nước

1.1. Quốc hội

a) Chức năng của Quốc hội 

Chức năng lập hiến, lập pháp

Câu hỏi: 

1/ Quốc hội đã thực hiện chức năng lập pháp như thế nào?

2/ Chức năng lập hiển, lập pháp của Quốc hội được biểu hiện như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Quốc hội khoá XIV đã thực hiện chức năng lập pháp bằng việc thông qua 10 luật:

+ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội;

+ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

+ Luật Đầu tư (sửa đổi);

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Để điểu;

+ Luật Doanh nghiệp (sửa đổi);

+ Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án;

+ Luật Thanh niên (sửa đổi);

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp).

Yêu cầu số 2:

- Chức năng lập hiến của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, ban hành Hiến pháp. Ví dụ: Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013.

- Chức năng lập pháp của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động lập chương trình xây dựng, soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thông qua, ban hành các văn bản luật. Ví dụ: Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp. Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 131, 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Trong nhiệm kì khoá XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?

2/ Theo em, Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề nào để thực hiện chức năng của mình? Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Trong nhiệm kì của Quốc hội khoá XIV (2016 - 2021), Quốc hội đã quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước như:

+ Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành;

+ Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đồng giai đoạn 2017 - 2020;

+ Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030….

Yêu cầu số 2:

- Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề về mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân, những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh đất nước.

- Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội kí ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 năm 2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chỉ và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020. Theo đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12 100 tỉ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc-xin phòng dịch COVID - 19, Theo Nghị quyết này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời việc mua sắm vắc-xin phòng chống dịch COVID -19, đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người dân và toàn xã hội.

  Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng an ninh của đất nước.

Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Theo em, tại sao hoạt động của Nhà nước cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội?

Trả lời: 

- Hoạt động của Nhà nước cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc.

- Việc giám sát cũng phải đảm bảo hiệu lực hiệu quả, thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, thông qua các kết luận giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội.

  Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:

Theo em, có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong sơ đồ trên được hay không ? Vì sao?

Trả lời: 

Chúng ta không thể tự ý thay đôủ vị trí các thành phần trong sơ đồ trên vì: cơ cấu tổ chức của Quốc hội đã được quy định tại Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Mỗi cơ quan, cá nhân trong Quốc hội giữ một vị trí, vai trò riêng.

  Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan giúp việc của Quốc hội. Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.

Hình thức hoạt động của Quốc hội

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 134 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, kì họp của Quốc hội có phải là hình thức hoạt động của Quốc hội không. Vì sao?

2/ Nêu các hình thức hoạt động của Quốc hội mà em biết.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Kì họp là một hình thức hoạt động của Quốc hội.

+ Kì họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; nơi thể hiện trí tuệ tập thể của đại biểu Quốc hội.

+ Tại kì họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Yêu cầu số 2: Các hình thức hoạt động của Quốc hội: kì họp Quốc hội, phiên họp Quốc hội, cuộc họp Quốc hội.

  Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định họp kín. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.

1.2. Chủ tịch nước

a) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 135 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết, các thông tin trên để cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước.

Trả lời: 

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước qua 2 đoạn thông tin:

+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;

+ Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tưởng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định củ, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phong hàm, cấp đại sử; quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;...

b) Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 135, 136 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Dựa vào các thông tin trên, em hãy cho biết hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời: 

Hình thức hoạt động: Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định. Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

  Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định. Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

1.3. Chính phủ

a) Chức năng của Chính phủ

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 136 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng gì?

2/ Vì sao Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội?

3/ Chức năng hành pháp của Chính phủ là gì? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng hành pháp của Chính phủ.

Yêu cầu số 2: Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội và Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội.

Yêu cầu số 3:

- Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội

+ Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, an hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vị Chính phủ do Quốc hội bầu ra, chịu sự giám sát của Quốc hội.

  Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện ở các mặt sau: đề xuất, xây dựng chiến lược quy hoạch, kẻ hoạch, chính sách và các chương trình dự án trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội; ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, ban hành các văn bản duới luật đề tổ chức thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành; tổ chức thực hiện pháp luật; thống nhất quản lý về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thông nhất quản lí nên hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật,...

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Cơ cấu tổ chức

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay.

Trả lời: 

- Cơ cấu tổ chức:

+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.

+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

+ Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế…

  Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Hình thức hoạt động

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 138 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Chính phủ hoạt động theo hình thức nào?

2/ Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc gì trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời: 

Yêu cầu 1: Hình thức hoạt động của Chính phủ:

+ Thông qua phiên họp Chính phủ;

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ;

+ Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Yêu cầu 2: Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  Chính phủ hoạt động theo ba hình thức thông qua các phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng Cơ quan ngang bộ.

  Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Qua công tác điều tra trên các trang mạng xã hội, lực lượng Công an Quận A phát hiện tài khoản mang tên Nguễn Văn A thường xuyên cập nhật và đăng tải nhiều thông tin sai sự thật về sự phát triển của nước ta. Tiến hành làm việc và kiểm tra với chủ tài khoản, cơ quan điều tra xác định ngoài việc đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh không đúng sự thật, chủ tài khoản này còn tham gia bình luận với nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của chủ tài khoản Nguyễn Văn A?

b. Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để đấu tranh với các hành vi chống phá Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học 

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi:

+ Câu a: Chủ tài khoản Nguyễn Văn A đang vi phạm pháp luật

Là học sinh trung học phổ thông, em cần:

  • Có những hiểu biết nhất định về bộ máy chính trị
  • Có lập trường kiên định, vững vàng
  • ...

Lời giải chi tiết:

a. Chủ tài khoản Nguyễn Văn A đang vi phạm pháp luật vì đã có những hành vi vi phạm pháp luật khi lan truyền những thông tin sai sự thật, chống phá Chính phủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước.

b. Là học sinh trung học phổ thông, em cần có những hiểu biết nhất định về bộ máy chính trị, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; có lập trường kiên định, vững vàng, không vội vàng tin vào những thông tin xuyên tạc, sai sự thật mà cần tìm hiểu, lên án, bài trừ những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhà nước.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các em cần:

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vị chống phá Nhà nước.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ bằng những hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 21 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 138 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 139 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 139 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 139 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 139 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 139 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 67 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 68 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 68 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 68 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF