OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc, hoạt động của bộ máy chính trị Việt Nam


Nhằm hỗ trợ các em soạn bài, học tập hiệu quả môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc, hoạt động của bộ máy chính trị Việt Nam thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức với phần hướng dẫn giải bài tập lý thuyết chi tiết giúp các em tìm hiểu một số nội dung về hệ thống chính trị Việt Nam. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

Câu hỏi: Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trả lời:

Một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:

- Có những hoạt động tình nguyện ở nhiều địa phương

- Tổ chức những lớp học Cảm tình Đảng, cuộc tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết và niềm tin vào Đảng

- Không ngững trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức để góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

1.1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời: 

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí
lực của nhân dân, thay mặt nhân chịu trách nhiệm trước nhân dân đề quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

  Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

  Trong đó:

  - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

  - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

  - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 116, 117, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?.

2/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?

3/ Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (khoản 1 Điều 4)

Yêu cầu số 2: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể:

+ Đảng ban hành Nghị quyết đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã và quán triệt nội dung Nghị quyết đến từng đảng viên, yêu cầu mỗi đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ các hộ nghèo cùng phát triển;

+ Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi;

+ Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.

Yêu cầu số 3: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:

- Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như:

+ Công tác tổ chức cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng.

+ Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động.

- Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như:

+ Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết;

+ Lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng.

+ Lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát,...

  Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cà các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động, sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: Lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát,...

b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 117, 118, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi: 

1/ Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào?

2/ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đồ cần phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của nhân dân?

3/ Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, được trực tiếp lựa chọn những người có đủ tài, đủ đức, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước cấp cao.

Yêu cầu số 2: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thống qua các cơ quan khác của nhà nước. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức từ nhân dân và hoạt động để đại điện, phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.

Yêu cầu số 3: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị được hiểu là: Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân.

+ Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chiu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bi bãi nhiệm.

+ Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

  Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và nêu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thi đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

c) Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 118, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?

2/ Quy định luật, nghị quyết của Quốc hội cần phải được quả nửa sổ đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

3/ Em hiểu thế nào là nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể và Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc thảo luận lấy ý kiến tập thể đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động của Quốc hội, đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên và hạn chế được những sai phạm không mong muốn.

- Tất cả các đại biểu Quốc hội đều là những người đại diện của nhân dân nên sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của các đại biểu cũng chính là sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân cả nước.

Yêu cầu số 2: Việc Hiến pháp quy định luật, nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở chỗ việc thông qua luật, nghị quyết có sự tham gia biểu quyết của tất cả các đại biểu Quốc hội và chỉ được thông qua khi đa số đại biểu tán thành.

Yêu cầu số 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp, thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ.

+ Yếu tố tập trung được thể hiện ở chỗ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Yếu tố dân chủ được thể hiện ở chỗ các Cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tung cấp trên.

  Tập trung dân chủ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiêu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

d) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức kết hợp quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết các văn bản luật trong hình ảnh trên quy định việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Điều đó thể hiện nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị như thế nào?

2/ Em hiểu nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Các văn bản luật trong hình ảnh quy định việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ. Điều này thể hiện Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu số 2: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị:

- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...

- Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị nghiêm trị.

  Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,... Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1.3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Tính nhất nguyên chính trị

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 120, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào là nhất nguyên chính trị?

2/ Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Nhất nguyên chính trị nghĩa là chỉ có một đảng chính trị duy nhất.

Yêu cầu số 2: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tính nhất nguyên chính trị được thể hiện khi Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Và Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữa vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

   Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.

b) Tính thống nhất

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 120, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu thế nào là tính thống nhất?

2/ Tính thống nhất được thể hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Tính thống nhất có nghĩa là sự phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau, hợp lại thành một khối.

Yêu cầu số 2:

- Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Sự thống nhất của hệ thống chính trị được thể hiện trên nhiều phương diện như:

+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh;

+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ;

+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành,.....

   Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất. Tính thống nhất được thể hiện trên nhiều phương diện của hệ thống chính trị như: thống nhất về tổ chức lãnh đạo, thống nhất về mục tiêu chính trị, thống nhất về nguyên tắc tổ chức và hoạt động,...

c) Tính nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 120, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào là tính nhân dân?

2/ Tính nhân dân được biểu hiện như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Tính nhân dân là khái niệm chỉ mỗi liên hệ sâu xa, lâu bên của một lĩnh vực nào đó với lợi ích, tư tưởng, tình cảm, vai trò… của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Yêu cầu số 2: Tính nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam

- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được nhân dân lập ra;

- Các cơ quan,tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động để phục vụ lợi ích của nhân dân, tồn tại vì sự tham gia tích cực của nhân dân.

   Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện tính nhân dân sâu sắc. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Đoàn trường trung học phổ thông phát động cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỉ niệm 90 năm thành lập. Bí thư Đoàn trường đã phổ biến thể lệ cuộc thi cho học sinh. T, học sinh lớp 10A1, chia sẻ: “Theo tớ, bạn nào có mục đích đứng trong hàng ngũ thì nên tham gia. Còn tớ không tham gia“ H không đồng ý và đưa ra ý kiến:“Đã là Đoàn viên thì ai cũng phải tham gia“ Cả hai tranh luận khá lâu mà chưa thống nhất ý kiến.

Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học 

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi

- Nếu là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ:

+ Em sẽ giải thích cho các bạn trách nhiệm của một công dân trong việc tìm hiểu về đất nước mình

+ Các bạn là Đoàn viên, các bạn cần có những hiểu biết nhất định về các tổ chức chính trị của đất nước

Lời giải chi tiết:

Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ nói với các bạn trách nhiệm của một công dân trong việc tìm hiểu về đất nước mình, trong đó có tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, các bạn còn đang là một Đoàn viên, các bạn cần có những hiểu biết nhất định về các tổ chức chính trị của đất nước, từ đó định hướng cho mình những hành động đúng đắn, phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc, hoạt động của bộ máy chính trị Việt Nam, các em cần:

- Nắm cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

- Nắm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam

3.1. Trắc nghiệm Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc, hoạt động của bộ máy chính trị Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 19 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 121 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 121 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 122 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 122 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 122 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 62 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 63 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 63 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 63 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 64 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc, hoạt động của bộ máy chính trị Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF