Hoc 247 giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân giúp các em tìm hiểu về Hôn nhân là gì? Cơ sở của một cuộc hôn nhân hợp pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của mỗi người trong hôn nhân là như thế nào? Mời tất cả các em cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt bài
1.1. Hôn nhân là gì?
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
1.2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
1.3. Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân ở Việt Nam
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Tuổi kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
- Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh…).
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng - con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ.
- Giữa những người cùng giới tính.
c. Thủ tục kết hôn
- Đăng ký kết hôn ở uỷ ban nhân dân phường xã.
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
1.4. Trách nhiệm của học sinh sinh viên
- Có thái độ trân trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hô nhân không vi phạm pháp luật về qui định hôn nhân.
2. Luyện tập Bài 12 GDCD 9
Học xong bài này các em cần nắm được các nội dung sau:
- Hôn nhân là gì?
- Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
- Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Hôn nhân là:
- A. Tự nguyện, trên cơ sở bình đẳng
- B. Cho ba mẹ chọn
- C. Chỉ cần một bên ưng thuận
- D. Không cần pháp luật thừa nhận
-
- A. 18
- B. 18
- C. 20
- D. 22
-
- A. 18
- B. 17
- C. 16
- D. 20
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 trang 47 SBT GDCD 9
Giải bài 2 trang 47 SBT GDCD 9
Giải bài 3 trang 47 SBT GDCD 9
Giải bài 4 trang 47 SBT GDCD 9
Giải bài 5 trang 48 SBT GDCD 9
Giải bài 6 trang 48 SBT GDCD 9
Giải bài 7 trang 48 SBT GDCD 9
Giải bài 8 trang 48 SBT GDCD 9
Giải bài 9 trang 48 SBT GDCD 9
Giải bài 10 trang 49 SBT GDCD 9
Giải bài 11 trang 49 SBT GDCD 9
Giải bài 12 trang 49 SBT GDCD 9
Giải bài 13 trang 49 SBT GDCD 9
3. Hỏi đáp Bài 12 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!