Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 Bài 8 Quản lí tiền giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 48 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.
b) Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
c) Tiết kiệm tiền thường chỉ dành cho người chi tiêu quá nhiều.
d) Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy.
-
Luyện tập 2 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
a) Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.
b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.
c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.
d) B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.
-
Luyện tập 3 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Xử lí tình huống:
a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.
Nếu là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao?
b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Theo em, N nên xử sự thế nào?
-
Luyện tập 4 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
- VIDEOYOMEDIA
-
Vận dụng 1 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện theo gợi ý sau:
- Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chợ:
+ Liệt kê những thứ sẵn có ở nhà mà em và các bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ/nón,… có thể mang đi bán.
+ Lập danh sách một vài hàng có thể mua để bán tại hội chợ (chú ý chọn mặt hàng nhiều người thích, chi ít tiền, khảo giá để mua được rẻ,…).
- Phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trợ nhau để bán hàng.
- Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi.
- Đánh giá kết quả kinh doanh và rút ra bài học để lần sau kinh doanh hiệu quả hơn.
-
Vận dụng 2 trang 49 SGK Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức
Em hãy lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bố mẹ và các bạn:
- Xác định khoản tiền muốn tiết kiệm (ví dụ: 100 000 đồng hay 200 000 đồng,...)
- Mục đích tiết kiệm: Em muốn có khoản tiền đó để làm gì?
- Thời gian thực hiện (tùy theo khoản tiền dự định tiết kiệm để xác định thời gian thực hiện có thể là 1 tháng, 3 tháng,…)
- Cách thực hiện: Dự kiến sẽ có được khoản tiền đó bằng những cách nào?
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
-
Giải Bài tập 1 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.
B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
D. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
-
Giải Bài tập 2 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây? Vì sao?
A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...
D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.
-
Giải Bài tập 3 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.
B. Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.
C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.
D. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.
-
Giải Bài tập 4 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp a) L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền.
Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?
Trường hợp b) Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.
Em có lời khuyên gì cho P?
-
Giải Bài tập 5 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.
Em sẽ làm gì trong tình huống này? Vì sao?
Tình huống b) Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của bạn thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.
Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Tình huống c) Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.
Em sẽ làm gì trong tình huống này?
-
Giải Bài tập 6 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?