OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam


Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức tạp. Hằng năm lãnh thổ Việt Nam, cả trên đất liền và trên biển, nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm tương đối của không khí lớn. Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây) rất rõ rệt. Mời các em cùng tìm hiểu bài học: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Lược đồ khí hậu Việt Nam

(Lược đồ khí hậu Việt Nam)

  • Nhiệt độ trung bình năm cao > 21oC.
  • Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
  • Số giờ nắng đạt từ 1400 3000 giờ/ năm
  • Một năm có 2 mùa gió:
    • Gió mùa đông: lạnh, khô.
    • Gió mùa hạ: nóng, ẩm. 
  • Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500mm/năm.
  • Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

1.2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường

  • Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
  • Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
  • Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
  • Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
  • Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
  • Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
  • Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
  • Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
  • Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Dựa vào bảng 31.1 (trang 110 SGK Địa lý 8), cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc và giải thích vì sao.

Bảng 31.1. NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ NỘI, HUẾ, VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

(Bảng 31.1. NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ NỘI, HUẾ, VÀ TP. HỒ CHÍ MINH)

  • Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: 10, 11, 12, 1,2,3,4.
  • Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 1: Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào.

  • Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
  • Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

Câu 3: Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.

  • Nước ta có bốn miền khí hậu: 
    • Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
    • Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
    • Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
    • Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 113 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 113 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 113 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 77 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 77 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 79 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 36 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 37 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 31 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

NONE
OFF