OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ


Học 247 giới thiệu đến các em học sinh bài học: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ giúp các em tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên ở vùng lãnh thổ miền Nam Trung bộ và Nam Bộ như thế nào? Mời các em cùng tham khảo bài học này.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

  • Từ Bạch Mã đến Cà Mau. Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

1.2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

a. Nhiệt độ

  • Tăng cao (so với hai miền trước) thể hiện : vượt 25oC (đồng bằng) và trên 21oC vùng núi).
  • Biên độ nhiệt giảm (3-7oC)
  • Không có mùa đông lạnh.

b. Chế độ mưa

  • Không đồng nhất, đặc biệt duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn, thời gian ngắn ( tháng 10,11)
  • Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5-tháng 10) chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô hạn thiếu nước nghiêm trọng.

1.3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

  • Trường Sơn Nam: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).
  • Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.

1.4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác

  • Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
  • Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái, (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước)
  • Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). 
  • Khó khăn: khô hạn kéo dài, dễ gây ra hạn hán cháy rừng.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả… ở miền Nam nước ta hiện nay và cho biết hoàn cảnh sinh thái tự nhiên của các vùng đó

  • Các vùng chuyên canh lớn ở miền Nam: lúa gạo (Đồng bằng sông Cửu Long), cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), cà phê (Tây Nguyên), cây ăn quả (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ).
  • Đặc điểm tự nhiên:
    • Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thích hợp trồng lúa, cây ăn quả…
    • Đông Nam Bộ: địa hình thoải, đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt, thích hợp trồng cao su, cây ăn quả…
    • Tây Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng, đất ba dan màu mỡ, khí hậu có tính chất cận xích đạo, có các sông lớn Xê Xan, Srê-pok, thượng nguồn sông Đồng Nai..; nước ngầm khá phong phú, thích hợp trồng cà phê, cao su…

Câu 2: Lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam theo mẫu (trang 151 SGK Địa lý 8)

Miền 

Yếu tố

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa chất-Địa hình

  • Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m.
  • Hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
  • Có nhiều núi đá vôi.
  • Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
  • Địa hình cao nhất nước với độ dốc khá lớn.
  • Hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
  • Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
  • Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
  • Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.
  • Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
  • Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch và nghề cá.

Khí hậu

 

 

  • Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
  • Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.

 

  • Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp).
  • Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
  • Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 200C.
  • Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V-X, XI. Ở đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ từ tháng IX-XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX, VI.

Thủy văn

  • Dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.

 

  • Hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Bắc Trung Bộ hướng Tây-Đông.
  • Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.
  • Có 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai.

Đất

Sinh vật

 

  • Đai cận nhiệt đới hạ thấp.
  • Thành phần rừng có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
  • Có đủ hệ thống đai cao: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn thô; đai ôn đới >2.600m.
  • Rừng có nhiều ở Hà Tĩnh, Nghệ An.
  • Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng.
  • Nhiều thú lớn.
  • Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.

Trở ngại

  • Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết.
  • Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.
  • Xói mòn, rửa trôi đất vùng núi, ngập lụt rộng ở đồng bằng và hạ lưu sông lớn vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Câu 3: Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì.

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm cao (25 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C.
  • Mùa khô nóng, kéo dài 6 tháng. Mưa ít và bốc hơi mạnh dễ gây hạn hán và cháy rừng.
  • Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 7°C.
  • Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc rất yếu và chỉ biểu hiện trên phạm vi hẹp (khu vực duyên hải Nam Trung Bộ) gây ra mưa lớn vào thu đông.

Câu 4: Trình bày những tài nguyên chính của miền.

  • Tài nguyên chính của miền là:
    • Đất phù sa mới ở Tây Nam Bộ.
    • Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
    • Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước).
    • Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.
    • Quặng bôxit ở Tây Nguyên.
ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần: 

  • Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
  • Đặc điểm khí hậu

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 151 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 151 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 151 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 106 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 107 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 107 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 108 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 3 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 4 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 43 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

NONE
OFF