OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3 trang 32 SGK Địa lý 12

Giải bài 3 tr 32 sách GK Địa lớp 12

Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết câu 3

  • Vùng núi Trường Sơn Bắc
    • Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
    • Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam.
    • Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.
    • Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
  • Vùng núi Trường Sơn Nam
    • Phía Nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 11 oB.
    • Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
    • Địa hình núi với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng đầu dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai xườn Đông-Tây của vùng Trường Sơn Nam.

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 32 SGK Địa lý 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF