OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3 trang 200 SGK Địa lý 12

Giải bài 3 tr 200 sách GK Địa lớp 12

Hãy so sánh thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết câu 3

a)  Thế mạnh

  • Điểm tương tự nhau:
    • Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).
    • Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.
  • Điểm khác nhau nổi bật:
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
      • Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.
      • Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.
      • Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
      • Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
      • Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.
      • Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
    • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
      • Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.
      • Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.
    • Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:
      • Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.
      • Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).
      • Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
      • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
      • Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

  • Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.
  • Điểm khác nhau:
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2005):
      • Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.
      • Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.
      • Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).
      • Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.
    • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
      • Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.
      • Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.
      • Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).
      • Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
      • Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.
      • Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.
      • Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).
      • Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 200 SGK Địa lý 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF