OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm


Bài học nhằm giúp các em học sinh trang bị những kiến thức liên quan đến đặc điểm, quá trình hình và phát triển của ba vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam đó là: Vùng KTTĐ phía Bắc, Vùng KTTĐ miền Trung, Vùng KTTĐ phía Nam.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm

  • Phạm vi gồm: nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đôit theo thời gian.
  • Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
  • Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.
  • Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ, tiềm năng nhân rộng toàn quốc.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển

a. Quá trình hình thành:

  • Cả 3 vùng kinh tế trọng điểm được hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20.
  • Phạm vi lãnh thổ có sự thay đổi sau năm 2000, thêm các tỉnh lân cận:
    • Vùng KTTĐ phía Bắc: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
    • Vùng KTTĐ miền Trung: Bình Định
    • Vùng KTTĐ phía Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b. Thực trạng (2001-2005)

  • GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%
  • Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: 52,5%.
  • Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%.

1.3. Ba vùng kinh tế trọng điểm

a. Vùng KTTĐ phía Bắc:

  • Diện tích: 15,3 nghìn km2, dân số hơn 13,7 triệu người (2006).
  • Gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Trong đó, Hà Nội là Thủ đô, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
  • Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
  • Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
  • Vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta .

b. Vùng KTTĐ miền Trung:

  • Diện tích: 28 nghìn km2, dân số 6,3 triệu người (2006).
  • Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • Thế mạnh: khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.

c. Vùng KTTĐ phía Nam:

  • Diện tích: 30,6 nghìn km2, dân số 15,2 triệu người (2006).
  • Gồm 8 tỉnh và thành phố: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
  • Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
  • Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
  • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 200 SGK Địa lý 12

Bài tập 2 trang 200 SGK Địa lý 12

Bài tập 3 trang 200 SGK Địa lý 12

Bài tập 1 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 4 trang 78 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 43 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
OFF