Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 2 Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Mở đầu trang 14 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Bản đồ là phương tiện trực quan sinh dộng của môn Địa lí. Việc sử dụng tốt các loại bản đồ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng địa lí, đổng thời còn giúp hình thành và phát triển năng lực địa lí. Ngoài ra, bản đổ còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hẳng ngày. Vậy, làm thế nào để sử dụng được các loại bản đổ trong học tập địa lí và đời sống?
-
Câu hỏi mục I trang 14 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m.
Hình 2. Địa hình Việt Nam
-
Câu hỏi mục II.1 trang 16 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.
-
Câu hỏi mục II.2 trang 16 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống.
- VIDEOYOMEDIA
-
Câu hỏi mục II.3 trang 16 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1 : 200 000.
-
Luyện tập trang 16 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
-
Vận dụng trang 16 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường đi từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành 1 bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi.
-
Giải Câu hỏi 1 trang 9 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1.1. Để tính được khoảng cách thực tế của hai điểm trên bản đồ phải căn cứ vào
A. tỉ lệ bản đồ.
B. các kinh tuyến.
C. các vĩ tuyến.
D. kí hiệu bản đồ.
1.2. Trong đời sống hằng ngày, bản đồ được sử dụng chủ yếu cho việc
A. xây dựng trung tâm công nghiệp.
B. mở các tuyến đường giao thông.
C. xác định vị trí và tìm đường đi.
D. thiết kế các hành trình du lịch.
1.3. Trong lĩnh vực quân sự, bản đồ thường được sử dụng để
A. quy hoạch phát triển vùng.
B. xây dựng phương án tác chiến.
C. nghe và xem dự báo thời tiết.
D. xây dựng các hệ thống thủy lợi.
1.4. Để xác định vị trí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào
A. phương hướng trên bản đồ
B. hệ thống kí hiệu của bản đồ.
C. hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
D. kim chỉ hướng bắc của bản đồ.
-
Giải Câu hỏi 2 trang 9 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Tại sao khi sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí, chúng ta cần phải:
1. Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
2. Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
3. Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ.
-
Giải Câu hỏi 3 trang 10 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em hãy trình bày các bước chia sẻ vị trí hiện tại của mình trên bản đồ số cho bạn bè hay người thân thông qua một trong các ứng dụng Gmail, Zalo, Messenger, Viber,…
-
Giải Câu hỏi 4 trang 10 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Em được tặng một tấm vé xem phim trên đó có ghi địa chỉ rạp chiếu phim. Hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà tới rạp chiếu phim đó bằng ứng dụng Google maps trên điện thoại di động có kết nối Internet.
-
Giải Câu hỏi 5 trang 11 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào hình 2, em hãy tính khoảng cách từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 1 cm tỉ lệ bản đồ là 1: 9 000 000.