Mời các em học sinh cùng tham khảo bài: Thực hành Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Bài học giúp các em học sinh hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. Đồng thời có kĩ năng phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bản đồ
a. Nội dung bản đồ:
- Dựa vài các bản đồ sau em hãy trình bày biểu hiện đối tượng địa lí nào nào?
- Nêu các phương pháp thể hiện
- Trình bày cụ thể về từng phương pháp
- Tên phương pháp? Đối tượng thể hiện
- Khả năng biểu hiện của phương pháp?
(Hình 1: Lược đồ Công nghiệp điện) (Hình 2: Lược đồ gió mùa) (Hình 3: Lược đồ phân bố dân cư)
Hình 1: Bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam
- Nội dung biểu hiện: cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam
- Phương pháp biểu hiện:
- Phương pháp kí hiệu: Biểu hiện các: nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp 220kv, 500kv
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: biều hiện: Đường dây 500kvsông ngòi
- Khả năng biểu hiện: Vị trí của các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp.
Hình 2: Bản đồ: Gió và bão ở Việt Nam
- Nội dung thể hiện: Các loại gió và Đường di chuyển của bão ở Việt Nam
- Phương pháp thể hiện:
- Kí hiệu đường chuyển động:
- Gió và bão được thể hiện bằng các mũi tên, hướng của mũi tên chỉ hướng gió: gió Tây Nam, Đông Bắc độ lớn và độ dài chỉ cương độ của gió và bão; mầu xắc chỉ chất lượng của gió
- Phương pháp biểu đồ bản đồ: biểu hiện các hoa gió: chỉ tần suất, hướng, tốc độ của các loại gió các địa phương
-
Khả năng biểu hiện: Hướng chuyển động, tần suất, cường độ các loại gió, bão tác động đến nước ta.
Hình 3: Bản đồ phân bố dân cư châu Á
- Nội dung thể hiện: Phân bố dân cư châu Á
- Phương pháp thể hiện:
- Phương pháp chấm điểm thể hiện mỗi điểm chấm tương ứng với 500000 người
- Phương pháp kí hiệu: thể hiện các đô thị có quy mô từ 5 > 8 triệu người
- Khả ăng biểu hiện: sự phân bố dân cư, và một số lượng dân cư nhất định trên các lãnh thổ ở châu Á
Tên bản đồ |
Phương pháp thể hiện |
|||
Nội dung thể hiện |
Tên phương pháp |
Đối tượng thể hiện |
Khả năng biêu hiện |
|
Công nghiệp điện Việt Nam |
Cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam |
Phương pháp kí hiệu |
Biểu hiện các: nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, trạm biến áp 220kv, 500kv |
Vị trí của các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp. |
Gió và bão ở Việt Nam |
Các loại gió và Đường di chuyển của bão ở Việt Nam | Phương pháp biểu đồ bản đồ | biểu hiện các hoa gió: chỉ tần suất, hướng, tốc độ của các loại gió các địa phương | Hướng chuyển động, tần suất, cường độ các loại gió, bão tác động đến nước ta. |
Bản đồ phân bố dân cư châu Á |
Phân bố dân cư châu Á |
Phương pháp kí hiệu Phương pháp chấm điểm |
Thể hiện các đô thị có quy mô từ 5 > 8 triệu người
Thể hiện mỗi điểm chấm tương ứng với 500000 người |
Sự phân bố dân cư, và một số lượng dân cư nhất định trên các lãnh thổ ở châu Á |
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài này các em hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. Đồng thời có kĩ năng phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. Bên cạnh đó các em sẽ thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
- C. Các đông bằng ven biển Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
- A. Vùng ven biển Đông Á.
- B. Vùng ven biển Đông Nam Á.
- C. Vùng ven biển Nam Á.
- D. Vùng trọng tâm châu Á.
-
- A. Trung tâm châu Á.
- B. Tây Á và Tây Nam Á.
- C. Bắc Á và Đông Bắc Á.
- D. Đông Á và Nam Á.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 11 SBT Địa lí 10
Bài tập 3 trang 11 SBT Địa lí 10
Bài tập 4 trang 11 SBT Địa lí 10
Bài tập 2 trang 11 SBT Địa lí 10
Bài tập 1 trang 13 SBT Địa lí 10
Bài tập 3 trang 13 SBT Địa lí 10
Bài tập 4 trang 13 SBT Địa lí 10
Bài tập 5 trang 13 SBT Địa lí 10
Bài tập 6 trang 13 SBT Địa lí 10
Bài tập 1 trang 14 SBT Địa lí 10
Bài tập 2 trang 14 SBT Địa lí 10
Bài tập 3 trang 14 SBT Địa lí 10
Bài tập 1 trang 7 Tập bản đồ Địa Lí 10
3. Hỏi đáp Bài 4 Địa lí 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247