OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản


Sau khi học xong bài này các em cần nêu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau và hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Bên cạnh đó, các em cần phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ. Để từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào. Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác, thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. Để hiểu rõ hơn mời các em cùng tìm hiểu: Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm bản đồ

  • Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí từ mặt đất lên mặt phẳng thông qua hệ thống các kí hiệu riêng có chọn lọc.

1.1.2 Bằng cách nào người ta thành lập được bản đồ?

  • Để thành lập bản đồ người ta phải dùng các phép chiếu hình bản đồ để thể hiện Trái Đất hoặc một châu lục, một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó lên bản đồ.

1.1.3 Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

  • Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

1.2 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

  • Ứng với mỗi dạng bản đồ người ta dùng một phép chiếu hình bản đồ tương ứng để thành lập, có phép chiếu thành lập bản đồ chính xác về diện tích, có phép chiếu hình thành lập bản đồ chính xác về hình dạng lãnh thổ.
  • Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản là:
    • Phép chiếu phương vị.
    • Phép chiếu hình nón.
    • Phép chiếu hình trụ.

1.2.1 Phép chiếu phương vị

a. Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng

(Ba phép chiếu phương vị)

  • Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc khác nhau có phép chiếu phương vị khác nhau: có 3 phép chiếu phương vị đó là:
    • Phép chiếu phương vị đứng.
    • Phép chiếu phương vị ngang.
    • Phép chiếu phương vị nghiêng.

b. Phép chiếu phương vị đứng

phép chiếu phương vị đứng

(Phép chiếu phương vị đứng)

  • Mặt chiếu tiếp xúc với cực của địa cầu.
  • Đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng:
    • Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực.
    • vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
    • Khu vực chính xác là gần cực, càng xa cực càng kém chính xác.
    • Phép chiếu phương vị đứng dùng để vẽ bản đồ vùng xung quanh cực.

1.2.2 Phép chiếu hình nón

Phép chiếu hình nón

(Phép chiếu hình nón)

a. Khái niệm: Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón.

  • Cách thể hiện: Vị trí tiếp xúc của hình nón khác nhau có các phép chiếu hình nón khác nhau:
    • Phép chiếu hình nón đứng.
    • Phép chiếu hình nón ngang.
    • Phép chiếu hình nón nghiêng. 

b. Phép chiếu hình nón đứng:

Phép chiếu hình nón đứng

(Phép chiếu hình nón đứng)

  • Trục của hình nón trùng với trục của địa cầu.
  • Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng:
    • Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác.
    • Dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như:  Liên bang Nga, Trung quốc, Hoa kì…

1.2.3 Phép chiếu hình trụ

Phép chiếu hình trụ

(Phép chiếu hình trụ)

a. Khái niệm: Phép chiếu hình trụ thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ.

  • Cách thể hiện: Tùy theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với quả cầu, có các phép chiếu hình trụ khác nhau:
    • Phép chiếu hình trụ đứng.
    • Phép chiếu hình trụ ngang.
    • Phép chiếu hình trụ nghiêng.

b. Phép chiếu hình trụ đứng:

Phép chiếu hình trụ đứng

(Phép chiếu hình trụ đứng)

  • Mặt hình trụ tiếp xúc với Địa cầu theo vòng xích đạo.
  • Đặc điểm của lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ đứng:
    • Kinh tuyến, vĩ tuyến đều là những đoạn thẳng song song và vuông góc với nhau.
    • Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo càng kém chính xác.
    • Dùng để vẽ khu vực xích đạo.

Tổng kết bài học:

Phép chiếu hình bản đồ

Thể hiện trên bản đồ

Các kinh tuyến

Các vĩ tuyến

Khu vực tương đối chính xác

Khu vực kém chính xác

Phương vị đứng (nhóm 1)

Là những đoạn thẳng đồng qui ở cực

Là những vòng tròn đồng tâm ở cực

Gần cực

Xa cực

Hình nón đứng (nhóm 2)

Là những đoạn

thẳng đồng qui ở cực

Là những cung

tròn đồng tâm

Vĩ tuyến

Trung bình

Gần cực và

gần xích đạo

Hình trụ đứng (nhóm 3)

Là những đường

thẳng song song và vuông góc với nhau

Là những đường

thẳng song song và vuông góc với nhau

Xung quanh

xích đạo

Xa xích đạo

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Với bài học này các em phải nắm được các phép chiếu hình bản đồ cơ bản (khái niệm, cách thể hiện) và ứng dụng cũng như tầm quan trọng của bản đồ trong học tập và cuộc sống. Để đánh giá mức độ hiểu biết, nắm bài của mình các em có thể thử làm 1 bài tập nhỏ đó là: Từ các phép chiếu đã học các em hãy vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến của 3 phép chiếu đó.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng
    • B. Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng
    • C. Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng
    • D. Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định
    • A. Việc đo đạc tính toán để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.
    • B. Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng một cách tương đối chính xác.
    • C. Phương pháp hình học nhằm thu nhỏ Trái Đất.
    • D. Phương pháp thực hiện một bản đồ địa lý.
    • A. Nam cực
    • B. Bắc cực
    • C. Xích đạo
    • D. Cực

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 8 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 8 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 4 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 5 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 1 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF