OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 9 Bài 3: Nguyên lí hoạt động của xe đạp


Ở các bài học trước, các em đã được học về vai trò, cách sửa chửa và cấu tạo của xe đạp.

Vậy tại sao xe đạp có thể hoạt động, nguyên lý hoạt động của xe đạp vận hành như thế nào?

Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài mới : Bài 3: Nguyên lí hoạt động của xe đạp

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên lý chuyển động

1.1.1. Chuyển động

  • Lực từ chân người đạp → Bàn đạp → Đùi xe → Trục giữa → Đĩa → Xích → Líp → Bánh xe sau → Xe chuyển động.

1.1.2. Đổi hướng chuyển động.

  • Tay người đi xe → tay lái của xe ( ghi đông ) → Cổ phuốc →  Càng trước → Bánh xe trước → Hướng chuyển động của xe

1.1.3. Dừng xe

  • Khi đang đi, muốn dừng xe ta phải phanh.

1.2. Bộ truyền động của xe đạp xe đạp

Đĩa, xích và líp

1.2.1. Nguyên lý của bộ truyền động xích.

 Đĩa → Xích → Líp 

1.2.2. Tỷ số truyền của bộ truyền động xích

  • D1 đường kính của đĩa ( mm )

  • D2 đường kính của líp ( mm )

  • Z1 Là số răng của đĩa

  • Z2 Là số răng của líp

  • N1 Là tốc độ quay của đĩa ( Vg/ph)

  • N2 Là tốc độ quay của líp ( Vg/ph )

  • Líp có số răng ít hơn, đĩa sẽ to hơn đường kính líp và số răng quay nhanh hơn. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Giải thích tại sao người ta chế tạo đĩa xích to hơn líp ? 

Hướng dẫn giải

  • Đĩa của xích to hơn líp hay đường kính của đĩa lớn hơn đường kính của líp , như vậy khi bạn đạp 01 vòng của đĩa thì líp quay nhiều vòng hơn và bánh xe quay cũng nhiều vòng kết quả được đoạn đường xa hơn. 

  • Nếu kích thước đĩa và líp bằng nhau thì khi bạn 01 vòng đĩa thì bành xe cũng chỉ quay được 01 vòng.

  • Tuy nhiên tỷ lệ đường kính đĩa và líp phải được các kỹ sư cơ khí tính toán sao cho bảo đảm được an toàn năng lượng nghĩa là hiệu quả của 01 công tạo ra là lớn nhất.

  • Nếu đĩa ( đĩa dẫn) có răng Z1 quay với tốc độ n1 ( vòng/phút), líp ( đĩa bị dẫn) có số răng Z2 quay với tốc độ n2 (vòng/phút) thì tỉ số truyền:

i=n2/n1=Z1/Z2 hay n2=n1x Z1/Z2 

  • Từ hệ thức trên ta thấy líp có số răng ít hơn sẽ  quay nhiều vòng hơn

Bài 2:

Hãy tính tỉ số truyền cho bộ truyền động xích trong 2 trường hợp : 

a, Z1 =46, Z2= 20 ;

b, Z1 =46, Z2=16

Hướng dẫn giải

a. Tỉ số truyền: \(i = \frac{{{Z_1}}}{{{Z_2}}} = \frac{{46}}{{20}} = \frac{{23}}{{10}}\)

b. Tỉ số truyền:  \(i = \frac{{{Z_1}}}{{{Z_2}}} = \frac{{46}}{{16}} = \frac{{23}}{8}\)

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 3 Công Nghệ 9

Sau khi học xong bài 3 môn Công nghệ 9, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Biết được nguyên lý chuyển động của xe đạp.

  • Hiểu được nguyên lý làm việc của bộ truyền động.

  • Xác định được tỉ số truyền của bộ truyền động xích.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 15 SGK Công nghệ 9

Bài tập 2 trang 15 SGK Công nghệ 9

4. Hỏi đáp Bài 3 Quyển 3 Công Nghệ 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF