OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 CD Bài 6: Vật liệu cơ khí


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 6: Vật liệu cơ khí trong chương trình Công nghệ 8 Cánh diều để biết tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em có một phần hoặc toàn bộ được làm bằng kim loại.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát chung về vật liệu

- Vật liệu là các chất, hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo được dùng để chế tạo ra máy móc, dụng cụ, đồ dùng...

- Vật liệu dùng trong sản xuất rất đa dụng: vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp.

- Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim là hai nhóm vật liệu được dùng phổ biến trong sản xuất cơ khí.

1.2. Một số vật liệu cơ khí phổ biến

- Vật liệu kim loại:

+ Vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chế tạo máy móc, dụng cụ, đồ dùng và được chia thành kim loại đen và kim loại màu.

+ Kim loại đen gồm sắt (Fe) và carbon (C), được chia thành thép (C≤2,14%) và gang (C>2,14%).

+ Thép và gang thường có màu xám đặc trưng và khi không được bảo vệ, bề mặt ngoài bị oxy hoá và có lớp gỉ màu đen.

+ Vật liệu kim loại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cơ khí, bao gồm kim loại đen (thép và gang) và kim loại màu (đồng, nhôm và hợp kim của chúng).

+ Thép dễ uốn và dễ rèn dập, có độ bền, độ cứng và tính dẻo cao, thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí và trong xây dựng.

+ Gang cứng và giòn, khó biến dạng dẻo và không thể kéo thành sợi, thường được sử dụng để đúc các chi tiết có hình dạng phức tạp.

+ Đồng có độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt, được sử dụng để chế tạo cầu dao, bọc lót, vòi nước.

+ Nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng, rất dễ kéo dài và dát mỏng nhưng độ bền không cao, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được sử dụng để chế tạo thân máy, pistông động cơ hoặc trong sản xuất máy bay, xoa nổi, khung cửa kính...

 

Hình 6.1. Một số sản phẩm từ hợp kim của đồng và nhôm

- Vật liệu phi kim loại:

+ Chất dẻo: được sử dụng để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống và công nghiệp. Chất dẻo có tính dẻo biến dạng dưới tác động của nhiệt độ và áp suất, và vẫn giữ được hình dạng ban đầu khi ngừng tác động. Chất dẻo được chia thành 2 loại:

+ Chất dẻo nhiệt: là loại chất dẻo khi được gia nhiệt sẽ trở nên dẻo, có khả năng tái chế. Ví dụ: polyethylene (PE) được sử dụng để làm túi nhựa, polyvinyl chloride (PVC) được sử dụng để làm ống nước, dây cấp điện, khung cửa sổ.

+ Chất dẻo nhiệt rắn: là loại chất dẻo khi được gia nhiệt sẽ trở nên rắn cứng, không có khả năng tái chế, có tính cơ học cao hơn chất dẻo nhiệt động. Ví dụ: polyurethane (PU) được sử dụng để làm lớp lót ống, băng tải, trục và hành x, melamine formaldehyde (MF) được sử dụng để làm chất thay thế chống va đập, đĩa và bắt.

+ Cao su: là vật liệu có màu đen đặc trưng, tinh chế và đàn hồi tốt, có khả năng cách điện và cách âm, rất dễ gia công nhiệt. Cao su được sử dụng để sản xuất săm, lấp, ống dẫn, đai truyền, đệm cao su, sản phẩm cách điện. Cao su gồm 2 loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

- Vật liệu dùng trong sản xuất cơ khí phổ biến là kim loại đen, kim loại màu, chất dẻo và cao su.... Các vật liệu này được dùng để chế tạo máy móc, thép xây dựng, đồ gia dụng, đồ mĩ nghệ,... 

- Có thể nhận biết loại vật liệu qua tính chất, công năng sử dụng, màu sắc của vật liệu đó.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Tính chất của chất dẻo nhiệt rắn là?

A. Sau khi gia nhiệt để chế tạo thành sản phẩm thì sẽ hóa dẻo

B. Sau khi gia nhiệt để chế tạo thành sản phẩm thì sẽ rắn cứng

C. Không có khả năng tái chế

D. Cả B và C đều đúng

 

Hướng dẫn giải

Đáp án là B.

Sau khi gia nhiệt để chế tạo thành sản phẩm thì sẽ rắn cứng.

 

Ví dụ 2: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:

A. Nguồn gốc vật liệu

B. Cấu tạo vật liệu

C. Tính chất vật liệu

D. Cả 3 đáp án trên

 

Hướng dẫn giải

Đáp án là D.

Cả 3 đáp án trên: Nguồn gốc vật liệu, Cấu tạo vật liệu, Tính chất vật liệu.

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Công nghệ 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

Nhận biết được một số vật liệu thông dụng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Công nghệ 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Cánh diều Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Công nghệ 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Cánh diều Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 6 Công nghệ 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF