OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam môn Công nghệ lớp 7 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Hình 2.1. Một số loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Khí hậu Việt Nam thích hợp cho một số nhóm cây trồng nhiệt đời phát triển như sau:

- Nhóm cây lương thực được trồng phổ biến ở các tỉnh thành ở Việt Nam như lúa gạo, ngô,... Cây lúa được trồng tập trung ở những vùng đất phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, có hệ thống sông ngòi thuận lợi để chủ động nước tưới như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. Một số giống lúa Việt Nam có giá trị xuất khẩu như ST. OM, Jasmine 85, Đài thơm 8, Nàng hoa 9.

- Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn, khoai môn khoai tây, cà rốt,... Cây sắn có thể phát triển ở những vùng đất đỏ bazan, đất cát hoặc thậm chỉ là vùng đất xám bạc màu. Sắn và khoai lang được trồng ở nhiều tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ

- Nhóm cây ăn quả: Một số loại cây ăn quả được trồng nhiều và trở thành đặc sản của địa phương như nhãn Hưng Yên, xoài cát Hoà Lộc, cam Xã Đoài, bưởi Thanh Trà, vải thiều Lục Ngạn.

- Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như: rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi và các loại rau gia vị như, rau răm, húng quế, thì là.... Đỗ gồm các loại như đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành), đỏ đen...

- Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, họ tiêu, đều mang lại biến đổi khí hậu giá trị kinh tế cao.

- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...

1.2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Hình 2.2. Một số phương thức trồng trọt

a. Độc canh

Độc canh là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất. Nếu thực hiện trong điều kiện tự nhiên qua nhiều năm, phương thức độc canh có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh.

b. Xen canh

Xen canh là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài. Xen canh giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng

Ví dụ trồng xen canh ngô và bị đỏ.

c. Luân canh

Luân canh là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. Luân canh làm tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, bệnh cho cây.

Ví dụ trồng luân canh cây sắn, ngô với đỗ ở khu vực Nam Bộ.

+ Vụ thứ nhất trồng ngô và đỗ ( từ tháng 5 đến tháng 9)

+ Vụ thu hai trong sẵn (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).

d. Tăng vụ

Tăng vụ là tăng số vụ gieo trong trên một diện tích đất trong trong một năm. Tăng vụ giúp tăng tổng sản lượng thu hoạch

Ví dụ: Trước đây một năm chỉ trồng được 1 vụ lúa, từ khi chủ động được nước tưới và có giống lúa ngắn ngày, người ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ trong năm

Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam như:

- Độc canh là phương thức canh tác chỉ trồng chuyên một loại cây.

- Luân canh, xen canh là canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích đất để tận dụng được đất đai, ánh sáng điều hòa dinh dưỡng giữa các loại cây trồng, cải tạo đất và giảm sâu, bệnh phá hại.

- Tăng vụ gieo trồng trong nằm trên cùng một diện tích sẽ góp phần tăng tổng sản lượng thu hoạch.

1.3. Trồng trọt công nghệ cao

Hình 2.3. Một số ứng dụng trồng trọt công nghệ cao

Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây cũng là định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt trong tương lai. Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học,

- Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao.

- Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản là tự động hóa

- Trồng trọt công nghệ cao ứng dụng các quy trình, kỹ thuật hiện đại trong canh tác sử dụng các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và các công cụ thiết bị tự động
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đỗ xanh (đậu xanh). Em hãy giới thiệu cho bác A một số phương pháp trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức mục 2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Phương pháp phổ biến để trồng 2 giống cây ngô và đậu xanh là luân canh. 

Bài 2.

Quan sát Hình 2.2 và trình bày quan điểm khác nhau giữa trồng độc canh và trồng xen canh.

Phương pháp giải:

Quan sát vào hình 2.2 ta thấy 2 phương thức trồng trọt, cụ thể là trồng độc canh (trồng theo luống, cùng một loại cây) và trồng xen canh (có ít nhất 2 loại cây khác nhau cùng trồng xen kẽ)

Hình 2.2. Một số phương thức trồng trọt

Lời giải chi tiết:

Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc.

=> Giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

Trồng độc canh

Trồng xen canh

+ Trồng một loại cây duy nhất.

=> Trong điều kiện tự nhiên, giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan sâu bệnh.

+ Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc.

=> Giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Công nghệ 7 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Công nghệ 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Công nghệ 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 10 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 1 trang 10 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 2 trang 10 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 3 trang 11 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 4 trang 11 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 5 trang 11 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 6 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 7 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 8 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 3 trang 12 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 13 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 1 trang 9 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 2 trang 9 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 3 trang 10 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 4 trang 10 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 5 trang 10 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 6 trang 10 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 7 trang 11 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 8 trang 11 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 9 trang 12 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 10 trang 12 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 2 Công nghệ 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF