OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Nghề trồng trọt ở Việt Nam môn Công nghệ lớp 7 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Vai trò, triển vọng của ngành trồng trọt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

a. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam

Hình 1.1. Vai trò của trồng trọt

Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người như gạo, ngô (bắp), khoa, sắn (khoai mì), rau, củ, quả.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như mía, cà phê, đay, bông

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi như ngô, khoai, sắn, rau xanh, ....

- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu như: gạo, cà phê, cho hồ tiêu, 

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

– Tạo môi trường sống trong lãnh cho con người

Lĩnh vực trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi; nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.

b. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

Hình 1.2. Một số biện pháp trồng trọt hiện đại

Ở Việt Nam, lĩnh vực trồng trọt đã có những thành tựu về xuất khẩu nông sản được thế giới biết đến (gạo, cà phê. Với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang chuyển dịch vụ khu vực các nước đang phát triển ở châu Á ngành trồng trọt của Việt Nam càng có lợi thế để phát triển hơn nữa. Phương - thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ đề tăng năng suốt cây trồng và chất lượng nông sản. Xu hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap ngay cầu mở rộng để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghiệp hoá, tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

1.2. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.

a. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt

Hình 1.3. Một số nghề trong lĩnh vực mồng trọt

Trồng trọt là linh vực sản xuất trọng điểm, chủ yếu của nông nghiệp nước ta. Một số nghề phổ biến trong trồng trọt nh nhà trồng trọt, nhà mới cấy mô thực vật, nha bệnh học thực vật, nhà tư văn làm vườn, kỹ thuật viên trồng mới, kỹ thuật viên làm nghiệp, lao động trồng, thu hoạch bài, lao động trong rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ.

Đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt:

- Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, bảo tồn và khai thác các sản phẩm từ cây trồng.

- Nhà nuôi cây mô: là người làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như nghiền cứu về mô tế bào và điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng.

- Nhà bệnh học thực vật: là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Kỹ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến cây rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp, quản lý khai thác, bảo tồn tài nguyên và bảo về môi trường rừng

Người lao động trong lĩnh vực trồng trọt có thể làm việc ở phòng nghiên cứu hoặc ngoài trời, thường phải sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (kính hiển vi, máy phân tích mẫu vật,...), hóa chất thí nghiệm, dụng cụ trồng và chăm sóc cây (cuốc xẻng, máy nông nghiệp)

b. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt

Hình 1.4. Một số công việc trong lĩnh vực trồng trọt

Trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động cần có một số phẩm chất và năng lực sau:

- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tinh chất đất trống, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trong các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.

- Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.

- Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù và đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu theo từng công việc trồng trọt.

Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt như nhà trồng trọt, nhà nuôi cây mô, nhà bệnh học thực vật, kỹ thuật viên làm nghiệp.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Các loại lương thực, rau củ quả có từ đâu? Để sản xuất ra chúng, em cần có những kiến thức, kỹ năng gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, kết hợp nội dung kiến thức bài học

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc của lương thực, rau củ quả có nguồn gốc từ thực vật: lúa gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh

Để sản xuất ra chúng cần có:

+ Kiến thức đầy đủ về trồng trọt, bao gồm hiểu biết về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

+ Kỹ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.

Bài 2.

Những biện pháp được minh hoạ ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát vào hình 1.2 ta thấy một số biện pháp trồng trọt hiện đại, bao gồm Trồng theo tiêu chuẩn VietGap, Hiện đại hoá trong trồng trọt, Cơ giới hoá trong trồng trọt, Trồng trọt theo vùng chuyên canh

Hình 1.2. Một số biện pháp trồng trọt hiện đại

Lời giải chi tiết:

Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:

+ Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm (sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng...)

+ Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.

+ Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.

+ Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản

ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Công nghệ 7 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt

– Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Công nghệ 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Công nghệ 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 6 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 1 trang 6 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 1 trang 6 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 2 trang 6 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 3 trang 6 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 4 trang 7 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 5 trang 7 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 6 trang 7 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 7 trang 7 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 8 trang 7 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 9 trang 8 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Khám phá 10 trang 8 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 9 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 9 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 9 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 1 trang 5 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 2 trang 5 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 3 trang 6 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 4 trang 6 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 5 trang 7 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 6 trang 7 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 7 trang 7 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 8 trang 7 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 9 trang 8 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 10 trang 8 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 11 trang 8 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu 12 trang 9 SBT Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1 Công nghệ 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF