OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Cánh diều Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản môn Công nghệ lớp 7 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

- Môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loài thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.

- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản: chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, …

Hình 14.3. Các khu vực cần được bảo vệ

- Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

  + Xử lí các nguồn nước thải

  + Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ tác động xấu đến đời sống của các loài thuỷ sản, do đó cần được bảo vệ. Các nguồn gây ô nhiễm có thể từ chất thải nông nghiệp, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế,...

1.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Nguồn lợi thủy sản bao gồm tất cả các sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

- Các khu vực cần được bảo vệ: nơi tập trung các loài thủy sản và môi trường sống của chúng; khu vực tập trung con non sinh sống, đường di cư của các loài thủy sản.

- Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

   + Khai thác thuỷ sản hợp lí.

   + Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.

   + Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.

   + Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên

   + Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa.

Hình 14.5. Một số hoạt động tác động đến nguồn lợi thủy sản

- Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản xử lí các nguồn nước thải, kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản

- Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khai thác hợp lí, tải tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đường di cư, môi trường sống, nơi tập trung của các loài thuỷ sản

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy:

Hình 14.1a: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt

Hình 14.1b: Ảnh hưởng đến môi trường biển

Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước:  cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước

Lời giải chi tiết:

Hình 14.1a: Rác thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt, nước ao, hồ , sông.

Hình 14.1b: Rác thải, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường biển, làm nước biển biến đổi màu.

Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước:  cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Bài 2.

Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1, ta thấy có một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lí các nguồn nước thải

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lí các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …).

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

   + Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản

   + Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

   + Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

   + Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

   + Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải

   + Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 Công nghệ 7 CD

Học xong bài học này, em sẽ:

- Nêu được biện pháp quản lí môi trường ao nuôi, phòng và trị bệnh một loài thủy sản phổ biến.

- Đo được nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản bằng phương pháp đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Công nghệ 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Cánh diều Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Công nghệ 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh diều Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 72 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 72 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 72 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 73 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 73 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 73 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 73 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 74 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 74 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 74 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 1 trang 43 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 2 trang 44 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 3 trang 44 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 4 trang 44 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 5 trang 44 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 6 trang 44 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 7 trang 45 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 8 trang 45 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 9 trang 45 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 14 Công nghệ 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF