OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Cánh diều Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản


HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản môn Công nghệ lớp 7 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quản lí môi trường ao nuôi

- Mục đích:

   + Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường;

   + Tăng sức khỏe;

   + Tránh gây sốc cho động vật thủy sản;

   + Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh.

- Đặc tính: lí học, hóa học, sinh học

a. Đặc tính lí học

- Nhiệt độ nước: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản và phát sinh dịch bệnh của động vật thủy sản.

- Độ trong: là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước nuôi thủy sản.

b. Đặc tính hóa học

- Một số yếu tố hóa học quan trọng của nước trong ao nuôi thủy sản gồm: oxygen hòa tan, pH, nitrite, BOD, kim loại nặng, … cần chú ý nhất là sự biến động của oxygen hòa tan trong nước.

c. Đặc tính sinh học

Được thể hiện qua thành phần loài và mật độ của các sinh vật sống trong nước bao gồm nhóm vi sinh vật, thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáy.

d. Một số biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản

- Thiết kế ao không có góc chết, tạo dòng chảy tự nhiên trong nước.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước.

- Sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.

- Điều chỉnh mật độ nuôi, lượng thức ăn phù hợp.

- Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; tăng tốc độ dòng chảy trong ao.

- Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao.

Hình 13.4 Thiết bị tăng oxygen cho nước trong ao

Môi trường ao nuôi cần được quản lí đảm bảo thích hợp và ổn định, phù hợp với đặc điểm sinh học của loài nuôi, hạn chế dùng thuốc kháng sinh và hóa chất.

1.2. Phòng, trị bệnh thủy sản

- Khái niệm về bệnh: là trạng thái bất bình thường của cơ thể, khi một hay một số hoạt động sống bị rối loạn, ngừng trệ dưới tác động của yếu tố môi trường, dinh dưỡng hoặc mầm bệnh.

a. Biểu hiện bệnh

- Hoạt động không bình thường (mất thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ,..)

- Thay đổi màu sắc, tổn thương trên cơ thể

- Thể trạng yếu, bỏ hoặc kém ăn.

Hình 13.5. Một số biểu hiện bệnh của cá

b. Các yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản

Bệnh xảy ra khi xuất hiện 3 yếu tố:

- Mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ;

- Sức đề kháng của vật chủ suy giảm;

- Điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi, gây sốc cho vật chủ hoặc làm cho mầm bệnh phát triển.

Hình 13.6. Mối quan hệ giữa các yếu tố phát sinh bệnh

c. Phòng, trị bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản

- Nguyên tắc: phòng bệnh là chính, trị bệnh khi cần thiết.

- Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm:

+ Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản

+ Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

Hình 13.6. Các con đường xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi cá

+ Quản lí môi trường nuôi

+ Trị bệnh

Lưu ý: hạn chế dùng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

Phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản bao gồm các nội dung sau: Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản, ngăn chặn sự xâm nhận của mầm bệnh, quản lí môi trường nuôi, trị bệnh.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Quan sát Hình 13.1 và cho biết màu nước ở ao nuôi nào phù hợp để nuôi thủy sản?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 13.1 và nhận xét về màu sắc và độ trong của nước.

Lời giải chi tiết:

Hình 13.1a: màu nước xanh đậm (xanh rêu): Nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam không tốt cho các loài thủy sản

Hình 13.1b: nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): Màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục => màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản.

Hình 13.1c: nước màu đen, mùi thối: có nhiều khí độc như meetan (CH4), hydro sunfua (H2S) nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết.

Bài 2.

Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm nước đục.

Phương pháp giải: 

Liên hệ thực tế: do nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí, hoặc có thể do thức ăn thừa, phân thải của thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Một số nguyên nhân làm nước đục:

- Do lượng mưa lớn vào mùa mưa làm cho đất ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao.

- Ở những ao nuôi không sên vét ao kỹ lưỡng, ao nuôi quá cạn và quạt nước quá mạnh thường nước ao dễ bị đục

- Người nuôi thường bón vôi để tăng độ kiềm trước khi thả nuôi tôm, tuy nhiên có trường hợp bón vôi không chất lượng có lẫn nhiều tạp chất làm cho nước ao bị đục.

- Cho ăn quá dư thừa làm tích tụ các chất lơ lửng khó phân hủy trong ao nuôi.

ADMICRO

Luyện tập Bài 13 Công nghệ 7 CD

Học xong bài học này, em sẽ:

- Nêu được biện pháp quản lí môi trường ao nuôi, phòng và trị bệnh một loài thủy sản phổ biến.

- Đo được nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản bằng phương pháp đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Công nghệ 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Cánh diều Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 Công nghệ 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh diều Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 67 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 67 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 67 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 67 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 68 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 69 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 69 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 69 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 70 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức trang 70 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 1 trang 71 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 2 trang 71 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức 3 trang 71 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 71 SGK Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 1 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 2 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 3 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 4 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 5 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 6 trang 42 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 7 trang 43 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 8 trang 43 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 9 trang 43 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Giải câu 10 trang 43 SBT Công nghệ 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 13 Công nghệ 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF