Bài giảng Ôn tập chủ đề 2: Đất trồng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về đất trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thành phần và tính chất của đất trồng
a. Khái niệm
Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt. Đất trồng là sản phẩm do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người.
b. Thành phần của đất trồng
Thành phần của đất trồng bao gồm: nước, không khí, chất rắn và sinh vật.
Hình 4.2. Phẫu diện đất
c. Tính chất của đất trồng
Tính chất chủ yếu của đất trồng có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm tính chất lý học: thành phần cơ giới của đất, kết cấu đất, độ xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước,...
- Nhóm tính chất hóa học: phản ứng của dung dịch đất, keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng đệm của đất, hữu cơ và mùn trong đất,...
- Nhóm tính chất sinh học: hoạt động của vi sinh vật, động vật.
d. Độ phì nhiêu của đất trồng
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khi và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
- Độ phì nhiêu tự nhiên: được hình thành do kết quả quá trình hình thành đất, không có sự tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.
1.2. Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
- Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu
- Cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ xỏi đá
- Cải tạo, sử dụng đất mặn
- Cải tạo, sử dụng đất xám phèn
- Một số biện pháp bảo vệ đất trồng
+ Canh tác: làm đất, sử dụng máy móc cơ giới hoá một cách hợp lí; hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại cho đất; che phủ đất, trồng cây bảo vệ đất (chắn gió, chắn cát, ngăn sóng biển....); luân canh, xen canh cây trồng.
+ Thuỷ lợi: tưới, tiêu hợp lý.
+ Bón phân: cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh.
1.3. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
a. Định nghĩa
Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.
b. Phân loại giá thể
Chia thành 2 nhóm chính:
- Giá thể hữu cơ (có nguồn gốc từ thực vật và động vật): rêu than bùn, mùn cưa, vỏ cây thông (Hinh 6.2A), vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, phân chuồng...
- Giá thể vô cơ (có nguồn gốc từ các loại đá, cát, sỏi) đá trân châu Perlite (Hình 6.2B), đá khoảng Vermiculite (Hình 6.2C), sỏi nhẹ Keramzit,...
c. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
- Giá thể được áp dụng phổ biến trong trồng trọt công nghệ cao.
- Đây là yếu tố không thể thiếu trong nhiều hệ thống trồng cây không dùng đất.
Bài tập minh họa
Bài 1.
Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần của đất trồng?
A. Nước B. Không khí C. Hạt nhựa D. Đá
E. Giun G. Chất khoáng H. Vi sinh vật I. Chất hữu cơ
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 37 trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Yếu tố không phải thành phần của đất trồng:
C. Hạt nhựa
Bài 2.
Keo đất là gì?Keo đất có tác dụng gì đối với đất trồng?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 37 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Keo đất là: Những phần tử chất rắn có kích thước dưới 10-6m, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
– Keo đất có tác dụng : quyết định tính chất cơ bản - của đất về mặt lí học, hóa học, đặc biệt đặc tính hấp phụ của đất; giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.
Luyện tập Ôn tập chủ đề 2 Công nghệ 10 CD
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Nêu được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể trồng cây
- Trình bày được khái niệm, tính chất, thành phần của đất trồng
- Phân biệt được các loại giá thể trồng cây.
- Nắm được các công nghệ sản xuất giá thể trồng cây.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 2 Công nghệ 10 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
- B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
- C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
- D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm
-
- A. Bón vôi
- B. Làm ruộng bậc thang
- C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ
-
- A. Tăng bề dày của đất
- B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn
- C. Hòa tan chất phèn
- D. Thay chua rửa mặn
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 2 Công Nghệ 10 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hình thành kiến thức trang 36 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 1 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 2 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 3 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 4 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 5 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 6 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Luyện tập và vận dụng 7 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 2 Công nghệ 10 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!