OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15: Bản vẽ xây dựng


Qua nội dung bài giảng Bản vẽ xây dựng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Bản vẽ xây dựng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm chung

Bản vẽ xây dựng là bản vẽ mô tả các công trình xây dựng nói chung như nhà dân dụng, nhà công nghiệp, cầu đường, bến cảng, công trình thuỷ lợi.....

- Quá trình thiết kế một công trình thường trải qua ba giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn có một loại bản vẽ riêng.

+ Bản vẽ thiết kế phương án: Gồm các bản vẽ thể hiện ý tưởng của người thiết kế.

+ Bản vẽ thiết kế kĩ thuật: Gồm các bản vẽ thể hiện toàn bộ công trinh và của các bộ phận trong công trinh, thể hiện cấu tạo kiến trúc, vật liệu.... tạo thành công trình đó.

+ Bản vẽ kĩ thuật thi công: Trình bày cách tổ chức, xây dựng công trình.

Các hình về cơ bản của hồ sơ kiến trúc bao gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

+ Các hình chiếu thằng gốc của công trình bao gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

+ Hình chiếu phối cảnh.

+ Các bản vẽ thể hiện các chi tiết kiến trúc, chi tiết cấu tạo,...

+ Các bản vẽ thiết kế về điện, nước, kết cấu, thông hơi, cấp nhiệt,...

Theo tinh chất của bản vẽ, có thể chia ra các loại: bản vẽ kiến trúc (ki hiệu là KT), bản về kết cấu (kí hiệu là KC), bản vẽ về điện (kí hiệu là Đ), cấp nước (kí hiệu là NC), thoát nước (kí hiệu là Nt) .... Hình 15.2 giới thiệu một bản vẽ mặt bằng tổng thể và phối cảnh kiến trúc của một trường học. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể Hình 15.2a, thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xã, cây xanh,...

Hình 15.2. a) Bản vẽ mặt bằng tổng thể của một trường Trung học cơ sở

Hình chiếu phối cảnh (Hình 15.2 b) thể hiện một cách trực quan cấu trúc không gian của ngôi trường, từ đó dễ dàng nhận ra được các ưu, nhược điểm của công trình.

Hình 15.2. b) Hình chiếu phối cảnh toàn bộ công trình

Trong bài này chỉ trình bày bản vẽ công trình xây dựng hay gặp nhất, đó là bản vẽ nhà. Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà. Trên bản vẽ nhà thường có bản vẽ các hình chiếu vuông góc và hình cắt của ngôi nhà. Ngoài ra có thể có thêm hình chiếu phối cảnh để làm tăng thêm tinh trực quan và tinh thẩm mĩ của bản vẽ.

 

1.2. Các kí hiệu quy ước

Đề biểu diễn các bộ phận cấu tạo ngôi nhà hay đồ đạc, thiết bị như: cửa đi, cửa sổ, cầu thang, đường dốc, đồ đạc, thiết bị cấp và thoát nước,... trên bản vẽ các hình biểu diễn ngôi nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước. Một số kí hiệu quy ước được trình bày trong các Bảng 15. 1 và 15.2.

Bảng 15.1. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà (TCVN 4614:1988)

Bảng 15.2. Kí hiệu quy ước một số thiết bị, đồ đạc trong ngôi nhà (TCVN 4609:1988)

Bảng sau đây là quy định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7:1993 về kí hiệu trên mặt cắt của ở biển trong xây dựng. | THỨC một số loại vật liệu phổ biến trong xây dựng.

Bảng 15.3. Kí hiệu vật liệu

 

1.3. Các hình biểu diễn ngôi nhà

Các hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm có: mặt bằng, mặt đứng và hình cắt.

Mặt bằng: Mặt bằng các tầng của ngôi nhà là hình cắt bằng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang đi qua cửa sổ (cách mặt sàn khoảng 1,5 m). Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tưởng, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc.

Mặt đứng: Mặt đứng của ngôi nhà là hình chiều vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà. Mặt đứng của ngôi nhà có thể là hình chiếu từ trước, từ sau, từ phải hoặc từ trái. Mặt đứng chính là hình chiếu nhin từ phía trước của ngôi nhà.

Mặt cắt: Trong bản về nhà, mặt cắt của ngôi nhà là hình cắt thu được khi dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng cắt qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu mặt phẳng cắt bố trí dọc theo chiều dài ngôi nhà thì thu được mặt cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang của ngôi nhà thi thu được mặt cắt ngang. Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước của đi, cửa sổ, kích thước cầu thang, tường, sàn, mái, mỏng,

a) Mặt đứng b) Mặt cắt A-A
c) Mặt bằng tầng 1 d) Mặt bằng tầng 2

Hình 15.3. Bản vẽ nhà hai tầng

 

1.4. Đọc bản vẽ nhà

Đọc bản vẽ nhà thường tiễn hành theo trình tự sau:

- Trước hết đọc bản về các mặt đứng để hình dung ra hình dáng kiến trúc bên ngoài ngôi nhà.

- Lần lượt đọc bản vẽ mặt bằng các tầng đề hiều cách bố tri các khu chức năng bên trong ngôi nhà: hành lang, các phòng, các loại cửa, cầu thang, khu phụ,...

- Đọc các hình cắt theo vị trí của mặt phẳng cắt ghi trên mặt bằng tầng một, kết hợp việc đọc mặt bằng mỗi tầng để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong nhà.

 

1.5. Lập bản vẽ ngôi nhà

Lập bản vẽ ngôi nhà là vẽ các hình biểu diễn của ngôi nhà. Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng. Khi thiết kế ngôi nhà, người ta quan tâm hàng đầu tới mặt bằng của ngôi nhà vì việc bố trí của đi, các phòng ngủ, phòng khách, đồ dùng, trong ngôi nhà được thể hiện trên các mặt bằng. Các bước lập bản về mặt bằng của ngôi nhà như sau:

1. Vẽ hệ thống trục của các tưởng hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh. Các trục này được đánh số bằng các chữ in hoa A, B, C,.... và các chữ cái 1, 2, 3...(Hình 15.5a).

2. Vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tưởng và vách ngăn (Hình 15.5b). 3. Vẽ kí hiệu cầu thang các tầng. Vẽ các bộ phận nằm phía dưới mặt phẳng cắt như của sổ, các thiết bị nội thất, vệ sinh,... bằng nét liền mảnh (Hình 15.5c).

4. Ghi kích thước (Hình 15.5d).

Hình 15.5. Trình tự vẽ bản vẽ mặt bằng ngôi nhà

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Em hãy đọc bản vẽ mặt bằng ở hình trên và cho biết các nội dung của bản vẽ

Hình 15.1

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình, đọc bản vẽ, trả lời

 

Lời giải chi tiết:

Bản vẽ thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc.

ADMICRO

Luyện tập Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Lập và đọc được bản vẽ xây dựng đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 85 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 89 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 89 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 89 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Thực hành trang 91 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 92 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 92 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF