OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo


Qua nội dung bài giảng Hình chiếu trục đo môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Hình chiếu trục đo... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

Hình chiếu trục đo được xây dựng như sau (Hình 11.2)

- Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể, với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ theo hướng \(l\) lên mặt phẳng hình chiếu P (\(l\) không song song P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào). Kết quả trên mặt phẳng P nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ toạ độ Oxyz'. Hình chiếu đó gọi là hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể.

- Các trục Ox', Oy và Oz gọi là các trục đó. Góc giữa các trục đo \(\widehat {x'o'y}\), \(\widehat {y'o'z}\) và \(\widehat {z'o'x}\) gọi là các góc trục đo.

Hình 11 2. Xây dựng hình chiếu trục đo

- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục toạ độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó. Theo từng trục toạ độ, có các hệ số biến dạng như sau:

\(p = \frac{{O'A'}}{{OA}}\) là hệ số biến dạng theo trục O'x'.

\(q = \frac{{O'B'}}{{OB}}\) là hệ số biến dạng theo trục O'y'.

\(r = \frac{{O'C'}}{{OC}}\)là hệ số biến dạng theo trục O'z'.

 

1.2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

Hình 11.4. Hình chiếu trục đo vuông góc đều Hình 11.5. Góc trục đo và hệ số biến dạng

- Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu 1 vuông góc với mặt phẳng hình chiếu P và các trục toạ độ Ox, Oy, Oz làm với mặt phẳng hình chiếu P các gốc bằng nhau (Hình 11.4).

- Góc trục đo \(\widehat {x'o'y'} = \widehat {y'o'z'} = \widehat {z'o'x'} = {120^o}\)

- Hệ số biến dạng p = q = r ≈ 0,82. Để thuận tiện cho việc dựng hình, quy ước lấy p = q = r = 1

- Hinh chiếu trục đo của hình tròn: hình chiếu trục đo vuông góc đều của những hình tròn nằm trên các mặt phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ là các hình elip có phương của trục dài khác nhau (Hình 11.6).

Hình 11.6. Các elip trong HCTĐ vuông góc đều

 

1.3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Trong hình chiếu trục đo xiên góc cần, mặt phẳng toạ độ xOz song song với mặt phẳng hình chiều P, \(l\) không vuông góc với P (Hình 11,9),

- Góc trục đo \(\widehat {x'o'z'} = {90^o}\widehat {x'o'y'} = \widehat {y'o'z'} = {135^o}\). Hệ số biến dạng p = r = 1, q = 0,5.

Hình 11.9. Hình chiếu trục đo xiên góc cân Hình 11.10. Góc trục đo và các hệ số biến dạng

Hình 11.11 là hình chiếu trục đo xiên góc cân của một hình lập phương có các hình tròn nội tiếp trong các mặt. Hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ xOz là hình tròn. Hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt toạ độ xOy hoặc yOz có hình chiếu trục đo là elip. Trục dài của elip bảng 1,06d, trục ngắn bằng 0,33d (d là đường kinh của đường tròn). Trục dài của elip làm với trục nằm ngang hoặc trục thẳng đứng một góc 7°

Hình 11.11. Các elip trong HCTĐ xiên góc cân

 

1.4. Vẽ hình chiếu trục đo

a. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

Một điểm A có hình chiếu đứng là Au, hình chiếu bằng A, thì điểm A cỏ các toạ độ XA. YAZA được đo như trên Hình 11.13a. Hình chiếu trục đo của điểm A là điểm A có các toạ độ trục đo là X'A Y'A Z'A, Với X'A' = p x XA' = q x yA' ,Z'A' = r x ZA và được vẽ như Hình 11.13b.

Hình 11.13. Cách vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

 

b. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể

- Bước 1. Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể. Từ các hình chiếu vuông góc đã cho, phác hoạ hình dáng không gian của vật thể.

Hình 11.14. Gắn hệ trục và phác hoạ vật thể

- Bước 2. Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể có kích thước: dài a, rộng b và cao c đặt lên ba trục đo theo hệ số biến dạng của chúng.

Hình 11.15. Vẽ hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể

- Bước 3. Vẽ các thành phần của vật thể.

Hình 11.16. Vẽ các thành phần của vật thể

- Bước 4. Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm các cạnh thấy.

Hình 11.17. Hoàn thiện hình chiếu trục đo

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hai hình trên cùng biểu diễn một vật thể. Hãy cho biết, cách biểu diễn nào giúp người xem dễ hình dung về hình dạng của vật thể hơn?

Hình 11.1

 

Phương pháp giải:

- Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, kết hợp quan sinh, suy luận hình 11.1

 

Lời giải chi tiết:

- Hình a: chỉ cho biết 2 chiều vật thể, nên khó hình dung.

- Hình b: thể hiện không gian ba chiều của vật thể nên dễ hình dung vật thể hơn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Vẽ được hình cắt, mặt cắt của vật thể.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 64 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 3 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 66 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 66 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 68 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 68 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Thực hành trang 70 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 70 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF