OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    Cho hàm số \(f(x)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\) và \(g(x)=f\left( \left| f(x) \right|-m \right)\) cùng với x=-1;x=1 là hai điểm cực trị trong nhiều điểm cực trị của hàm số y=g(x). Khi đó số điểm cực trị của hàm y=g(x) là

    • A. 
      14
    • B. 
      15
    • C. 
      9
    • D. 
      11

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: D

    Ta có: \(f(x) = {x^3} - 3{x^2} + 1\) và \(g(x) = f\left( {\left| {f(x)} \right| - m} \right);f( - 1) =  - 3;f(1) =  - 1;\)

    Suy ra \(g'(x) = {\left( {\left| {f(x)} \right|} \right)^\prime }.f'\left( {\left| {f(x)} \right| - m} \right) = \frac{{f(x)f'(x)}}{{\sqrt {{f^2}(x)} }}.f'\left( {\left| {f(x)} \right| - m} \right) = 0\)

    \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0;x = 2\\ \left| {f(x)} \right| - m = 0\\ \left| {f(x)} \right| - m = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0;x = 2\\ \left| {f(x)} \right| = m\\ \left| {f(x)} \right| = m + 2 \end{array} \right.\)(*)

    Mặt khác, \(f\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = {a_1} \in \left( { - 1;0} \right) \approx - 0.53,\\ x = {b_1} \in \left( {0;1} \right) \approx 0.65\\ x = {c_1} \in \left( {2;3} \right) \approx 2.8 \end{array} \right.\) nên các điểm \(x = {a_1};x = {b_1};x = {c_1}\) là các điểm cực trị của g(x).

    Để hai điểm x =  - 1;x = 1 là hai điểm cực trị của hàm số y = g(x) thì hai giá trị x đó phải là nghiệm của hệ phương trình:

    \(\left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} \left| {f(x)} \right| = m\\ \left| {f(x)} \right| = m + 2 \end{array} \right.\\ \left| {f( - 1)} \right| = 3;\left| {f(1)} \right| = 1; \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 3\\ m = 1\\ m + 2 = 3\\ m + 2 = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = - 1\\ m = 1\\ m = 3 \end{array} \right.\)

    - Với m = 3 thì suy ra \(\left[ \begin{array}{l} \left| {f(x)} \right| = 3\\ \left| {f(x)} \right| = 5 \end{array} \right.\), tới đây ta nhận thấy hệ phương trình trên không có nghiệm x =  - 1;x = 1 nên ta loại

    - Với m = -1 thì suy ra \(\left[ \begin{array}{l} \left| {f(x)} \right| = - 1\\ \left| {f(x)} \right| = 1 \end{array} \right.\), tới đây ta nhận thấy hệ phương trình kia không có nghiệm x = -1 nên ta loại

    - Với m = 1 thì suy ra \(\left[ \begin{array}{l} \left| {f(x)} \right| = 1\\ \left| {f(x)} \right| = 3 \end{array} \right.\). Do hệ phương trình này có hai nghiệm x =  - 1;x = 1 nên hệ phương trình tương đương với (dựa vào đồ thị hình bên)

    Suy ra \(\left[ \begin{array}{l} x = a \in \left( { - 1;0} \right)\\ x = 0\\ x = 1\\ x = b \in \left( {2;3} \right)\\ x = 3\\ x = - 1\\ x = 2\\ x = c \in \left( {3,4} \right) \end{array} \right.\). Do x = 0,x = 2 là nghiệm bội chẵn nên \(\left[ \begin{array}{l} x = a \in \left( { - 1;0} \right)\\ x = 1\\ x = b \in \left( {2;3} \right)\\ x = 3\\ x = - 1\\ x = c \in \left( {3,4} \right) \end{array} \right.\) là 6 nghiệm bội lẻ.

    Như vậy hệ phương trình (*) có tổng cộng 11 nghiệm tương đương với hàm số y = g(x) có 11 điểm cực trị thỏa đề bài.

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF