OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    “Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

    Dân công đỏ đuốc từng đoàn

    Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

    Tin vui chiến thắng trăm miền

    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

    Vui từ Đồng Tháp, An Khê

    Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

    (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.112-113)

    Từ đó, liên hệ với khổ thơ đầu của bài Từ ấy để nhận xét về sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

    “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

    (Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr.44)

    (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc (Tố Hữu). Từ đó liên hệ với đoạn thơ Từ ấy để nhận xét sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu
      • Yêu cầu hình thức:
        • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
        • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
        • Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật bài thơ.
      • Yêu cầu nội dung:
        • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài Việt Bắc (Tố Hữu), liên hệ với đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) để nhận xét về sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.
        • Triển khai vấn đề
          • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
            • Tác giả: Tố Hữu là nghệ sĩ - chiến sĩ với chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng của dân tộc.
              • Trước Cách mạng, Tố Hữu thể hiện nhận thức về lí tưởng lớn, về lẽ sống lớn.
              • Sau Cách mạng, Tố Hữu thể hiện trách nhiệm của người nghệ sĩ - chiến sĩ: Văn chương phải phục vụ nhiệm vụ Cách mạng.
            • Tác phẩm: Hai bài thơ “Việt Bắc”(1954) và “Từ ấy”(1938) thể hiện sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.
          • Thân bài:
            • Cảm nhận đoạn thơ của bài thơ Việt Bắc:
              • Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ.
              • Cảm nhận đoạn thơ:
              • Về nội dung: Nổi bật lên cảm hứng sử thi và lãng mạn của cái tôi thi sĩ về một Việt Bắc – căn cứ kháng chiến hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng. Đoạn thơ gồm 12 câu:
                • Sáu câu đầu: Tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng.
                • Hai câu tiếp: Với cảm hứng lãng mạn, hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc.
                • Bốn câu còn lại: Việt Bắc căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn liền với những chiến công oanh liệt
              • Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:
                • Thể thơ lục bát nhịp điệu uyển chuyển vừa trầm hùng vừa tha thiết.
                • Biện pháp so sánh, ẩn dụ thể hiện hình ảnh đoàn quân ra trận mạnh mẽ, phi thường.
                • Hình ảnh, địa danh gần gũi, chân thực gợi những kỉ niệm sâu sắc.
            • Liên hệ khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy:
              • Nét tương đồng: Cả hai đoạn thơ của hai bài thơ đều thể hiện tâm trạng vui mừng, tự hào của người chiến sĩ Cách mạng vì được đứng trong hàng ngũ những người chiến sĩ yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước.
              • Điểm khác biệt:
                • Khổ 1 của bài thơ Từ ấy: thể hiện cung bậc cảm xúc của người thanh niên khi bắt gặp, giác ngộ và được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đó là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc khi tìm ra ánh sáng soi đường cho mình. Một hồn thơ đang ngập tràn hạnh phúc bởi tìm thấy lẽ sống mới của bản thân khi bắt gặp lí tưởng cộng sản “mặt trời chân lí”.
                • Đoạn thơ trong bài Việt Bắc: thể hiện cảm hứng anh hùng ca khi ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với tình quân dân gắn kết, tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm.
              • Nhận xét sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu:
                • Đó là sự trưởng thành của người nghệ sĩ từ việc sáng tác văn thơ thể hiện cái tôi của người thanh niên yêu nước đến cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước đất nước, trước nhân dân.
                • Hai đoạn thơ của hai bài thơ còn cho ta thấy sự trưởng thành của người chiến sĩ từ nhận thức, giác ngộ lí tưởng cộng sản đến hành động chiến đấu vì đất nước vì nhân dân.
              • ⇒ Sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu:
                • Từ người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng thành người cán bộ cách mạng.
                • Từ một thi sĩ yêu nước trở thành cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng.
          • Kết bài:
            • Khái quát vấn đề nghị luận.
            • Cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về vấn đề vừa nghị luận.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF