Giải Giải bài C1 Bài 25 tr 89 sách GK Lý lớp 8
a) Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 200 g nước đang sôi vào 300 g nước ở nhiệt độ trong phòng.
b) Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giá trị của nhiệt độ tính được. Giải thích tại sao nhiệt độ tính được không bằng nhiệt độ đo được ?
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập C1
Câu a:
Tóm tắt:
Nước sôi ( tỏa) Nước ở nhiệt độ phòng (thu)
\(m_1=200g=0,2kg\) \(m_1=300g=0,3kg\)
\(t_1=100^oC\) \(t_2=?\)
\(C\left (J/Kg.K \right )\)
\(t=?\)
Hướng dẫn giải
Nhiệt lượng mà nước nóng tỏa ra là:
\(Q_1=Q_t_o_a=m_1.C.(t_1-t)\)
Nhiệt lượng mà nước lạnh thu vào là:
\(Q_2=Q_t_h_u=m_2.C.(t-t_2)\)
Nhiệt lượng mà nước nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng mà nước lạnh thu vào nên ta có:
\(Q_t_h_u=Q_t_o_a\Rightarrow\) \(m_1.C.(t_1-t)=m_2.C.(t-t_2)\)
⇒ \(t=55^oC\)
Vậy nhiệt độ của hỗn hợp nước khi cân bằng nhiệt là \(t=55^oC\)
Câu b:
Nhiệt độ tính được chỉ gần bằng nhiệt độ đo được trong thí nghiệm vì trong khi tính toán, ta đã bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ đựng nước và môi trường bên ngoài.
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài tập C2 Bài 25 trang 89 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C3 Bài 25 trang 89 SGK Vật lý 8
Bài tập 25.1 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.2 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.3 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.4 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.5 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.6 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.7 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.8 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.9 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.10 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.11 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.12 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.13 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.14 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.15 trang 70 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.16 trang 70 SBT Vật lý 8
-
Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 1,5kg vào một cốc nước có khối lượng 500g. Miếng đồng nguội đi từ 100o xuống còn 20oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K
bởi Đỗ Linh 03/05/2023
a) Tính nhiệt lượng nước nhận thêm vào.
b) Tính độ tăng nhiệt độ của nước.
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Một nồi nhôm có khối lượng 500g chứa 3 lít nước ở 20 độ C .Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K,nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.K a)tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. b)tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp? Biết khi đun chỉ có 75% nhiệt lượng do bếp tỏa ra được truyền cho ấm và nước
bởi Nguyễn Trí Duy 30/04/2022
Em đang cần gấp ạTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Thả một thỏi sắt khối lượng 500g được nung nóng tới 190 độ C vào 2 lít nước ở nhiệt độ 25 độ C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng(cho c sắt=460J/kg; c nước=4200J/kg)
bởi Apple From 20/04/2022
Thả một thỏi sắt khối lượng 500g được nung nóng tới 190 độ C vào 2 lít nước ở nhiệt độ 25 độ C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng(cho c sắt=460J/kg; c nước=4200J/kg)Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Cần đun sôi m1 = 2 kg nước ở nhiệt độ ban đầu t1 = 300C , đựng trong một nồi nhôm có khối lượng m2 = 0,5kg Tính nhiệt lượng do bếp cung cấp biết rằng hiệu suất của bếp là 80% . Cho nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4 200 J/Kg.k; của nhôm là C2 = 880 J/Kg.k.
bởi Nguyễn Thư 11/04/2022
Cần đun sôi m1 = 2 kg nước ở nhiệt độ ban đầu t1 = 300C , đựng trong một nồi nhôm có khối lượng m2 = 0,5kg
Tính nhiệt lượng do bếp cung cấp biết rằng hiệu suất của bếp là 80% . Cho nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4 200 J/Kg.k; của nhôm là C2 = 880 J/Kg.k.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ trong phòng t1=200C và m2 kg nước đá ở nhiệt độ t2 = -500C.
bởi Anhh Ngoc 13/06/2021
Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ trong phòng t1=200C và m2 kg nước đá ở nhiệt độ t2 = -500C. Một lúc sau phía ngoài thành bình xuất hiện các giọt nước nhỏ bám vào. 1- Hãy giải thích hiện tượng xuất hiện các giọt nước nhỏ phía ngoài thành bình? 2- Xác định khối lượng m2 của nước đá để sau khi trạng thái cân bằng nhiệt được thiết lập thì trong bình chỉ có nước ở trạng thái rắn. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá và đồng lần lượt là c1= 4,2 kJ/kg.độ, c2=2,1kJ/kg.độ và c3= 0,4 kJ/kg.độ ; nhiệt nóng chảy của nước đá l = 340 kJ/kg . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.Theo dõi (1) 0 Trả lời