Bài tập 25.6 trang 68 SBT Vật lý 8
Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15℃ vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g và nhiệt độ 100℃. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17℃. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K
Hướng dẫn giải chi tiết
Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:
Qtỏa = m1. C1 (t1 – t) = 0,2 C1 (100 – 17)
Nhiệt lượng do nước và nhiệt lượng nhiệt kế thu vào
Qthu 1 = m2. C2 ( t2 – t) = 0,738. 4186 (17 - 15)
và Qthu 2 = m3. C1 ( t2 – t) = 0,1 C1 (17 - 15)
Vì Qtỏa = Qthu 1 + Qthu 2
0,2 C1 (100 – 17) = 0,738. 4186 (17 - 15) + 0,1 C1 (17 - 15)
C1 ≈ 377 J/kg.K
Vậy nhiệt dung riêng của đồng ≈ 377 J/kg.K
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 25.4 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.5 trang 67 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.7 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.8 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.9 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.10 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.11 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.12 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.13 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.14 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.15 trang 70 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.16 trang 70 SBT Vật lý 8
-
Tính khối lượng của nước đá và nước ban đầu ?
bởi Thảo Đoàn 23/04/2020
BÀI 3: Người ta đổ m1(kg) nước ở nhiệt độ 60oC và m2(kg) nước đá ở nhiệt độ - 5oC . Khi có cân bằng nhiệt lương nước thu được là 50 kg và có nhiệt độ là 25oC. Tính khối lượng của nước đá và nước ban đầu. Cho nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K. ( Giải tương tự bài số 2). BÀI 4: Người ta dẫn 0,2 kg hơi nước ở nhiệt độ 100oC vào một bình chứa 1,5 kg nước đang ở nhiệt độ 15oC . tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và tổng khối lượng khi xảy ra cần bằng nhiệt. Biết nhiệt hóa hơi của nước L = 2,3.106J/kg, cN = 4200J/kg.K. BÀI 5: Có ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế, chúng có khối lượng lần lượt là m1 = 1kg, m2 = 10kg, m3 = 5kg, có nhiệt dung riêng lần lượt là c1 = 2000J/kg.K,c2 = 4000J/kg.K,c3 = 2000J/kg.Kvà có nhiệt độ là t1 = 6oC, t2 = -40oC, t3 = 60oC. a/ Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng. b/ Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên thêm 6oC. Biết rằng khi trao đổi nhiệt không có chất nào bị hóa hơi hay đông đặc.Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Xác định nhiệt độ cuối cùng của nước ở lối ra ?
bởi Võ Xuân Tùng 17/04/2019
Một bộ trao đổi nhiệt của bộ phận cất nước gồm một ống trụ dài và một ống xoắn ruột gà lắp bên trong. Trong mỗi đơn vị thời gian có m1 =0,5 kg hơi nước ở nhiệt độ t1= 100oC đi vào ống xoắn từ trên xuống. Để làm hơi nước ngưng tụ và nguội đến nhiệt độ phòng t2= 20oC, người ta cho cho chảy qua ống trụ một khối lượng m2 = 10 kg theo chiều ngược lại trong cùng một đơn vị thời gian ấy với nhiệt độ lối vào là 20oC. Hãy xác định nhiệt độ cuối cùng của nước ở lối ra. Cho biết nhiệt hóa hơi và nhiệt dung riêng của nước lần lượt là: L=2,26.10^6 J/kg; c=4,2.10^3 J/kg.độ. Bơ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
Theo dõi (1) 2 Trả lời -
Câu 1: Ở lớp 6, chúng ta đã biết 1 quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ. Hãy giải thích hiện tượng bằng sự truyền và chuyển hoá năng lượng.
Câu 2: Đun nóng 1 ống kim loại có không khí được đậy kín bằng 1 lớp cao su. Người ta thấy không khí bên trong ống nóng dần lên, tới 1 lúc nào đó không khí bật nút cao su lên, đồng thời có khói trắng xuất hiện ở miệng ống. Hỏi có những quá trình truyền và biến đổi năng lượng nào khi:
a) Không khí trong ống nóng dần lên
b) Nút cao su bật lên
c) Khói trắng xuất hiện
Câu 3: Thả 1 cục nước đá có khối lượng = 50g ở nhiệt độ -5oC vào 1 cốc nhôm có khối lượng = 80g đựng 150g nước ở 30oC. Tính nhiệt độ của nước trong cốc khi cục đá vừa tan hết. Biết NDR của nước đá là 2090J/kg.K ; Nước là 4180J/kg.K ; Nhôm là 880J/kg.K. Để cho 1kg nước đá chảy hoàn toàn ở 0oC thì cần cung cấp nhiệt lượng là 0,34.10^6 JTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính nhiệt độ chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt ?
bởi Nguyễn Hà Trang 10/04/2019
Một học sinh thả 300g chì ở 100 độ vào 250g nước ở 58,5 độ làm cho nước nóng lên đến 60 độ
a) Tính nhiệt độ chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt
b) Tính nhiệt lượng nước thu vào
c) Tính nhiệt dung riêng của chì. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Để xác định nhiệt dung riêng của dầu cx người ta thực hiện thí nghiệm như sau. Đổ khối lượng nước ma vào nhiệt lượng kế khối lượng mk .Cho dòng điện chạy qua nhiệt lượng kế để đun nóng nước.
Sau thời gian t1 nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên t1 (oC). Thay nước bằng dầu KL md và lặp lại các bước thí nghiệm như trên.Sau tg nung t2 nhiệt độ của nhiệt lượng kế và dầu tăng thêm t2 (oC) Để tiện tính toán có thể chọn ma=md=mk.Bỏ qua sụ mất mát của nhiệt lượng trong quá trình nung nóng
a)Lập biêu thức tính nhiệt dung riêng cx cho bt NDR của nước và nhiệt lượng kế là cn và ck
b)Áp dụng bằng số: Cho cn=4200 (J/kg.k); ck=380(J/kg.k): t1=1 phút : t1=9,2oC ; t2=4 phút;t2=16,2oC .Hãy tính cx.Theo dõi (1) 1 Trả lời