Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập C1 trang 12 SGK Vật lý 7
Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
-
Bài tập C2 trang 13 SGK Vật lý 7
Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
-
Bài tập C3 trang 13 SGK Vật lý 7
Hãy vẽ tia phản xạ IR.
-
Bài tập C4 trang 14 SGK Vật lý 7
Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 4.1 trang 12 SBT Vật lý 7
Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.
-
Bài tập 4.2 trang 12 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20o
B. 80o
C. 40o
D. 60o
-
Bài tập 4.3 trang 12 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.2)
a. Vẽ tia phản xạ.
b. Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.
-
Bài tập 4.4 trang 12 SBT Vật lý 7
Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng (hình 4.3). Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương (lấy một miếng bìa khoét 1 lỗ nhỏ rồi dán lên mặt kính của đèn để tạo tia sáng) sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai tia phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M.
-
Bài tập 4.5 trang 13 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 60o (hình 4.4). Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ r.
A. i = r = 60o
B. i = r = 30o
C. i = 20o, r = 40o
D. i = r = 120o
-
Bài tập 4.6 trang 13 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 90o
B. r = 45o
C. r = 180o
D. r = 0o
-
Bài tập 4.7 trang 13 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình 4.5, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào sau đây?
A. 30° B. 45°
C. 60° B. 90°
-
Bài tập 4.8 trang 13 SBT Vật lý 7
Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?
A. Mặt gương
B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương
C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới
D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.
-
Bài tập 4.9 trang 13 SBT Vật lý 7
Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120° như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 120° B. r = 60°
C. r = 30° D. r = 45°
-
Bài tập 4.10 trang 14 SBT Vật lý 7
Hai gương phẳng Gi và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương Gi phản xạ một lần trên gương Gi và một làn trên gương G2 (hình 4.7). Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?
A. 0° B. 60°
C. 45° D. 90°
-
Bài tập 4.11 trang 14 SBT Vật lý 7
Hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 (hình 4.8) lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây?
A. 180°
B. 60°
C. 45°
D. 90
-
Bài tập 4.12 trang 14 SBT Vật lý 7
Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc α (hình 4.9). Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương G1 bằng 30o. Tìm góc α để tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau?