Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Giải bài tập C1 Bài 29 trang 82 SGK Vật lý 7
Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?
-
Giải bài tập C2, C3, C4 Bài 29 trang 83 SGK Vật lý 7
Quan sát thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch:
C2:
-
So sánh \(I_1\) và \(I_2\) và nêu nhận xét: Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ….
-
Hãy nêu tác hại của các hiện tượng đoản mạch.
C3: Quan sát sơ đồ mạch điện và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với cầu trì khi đoản mạch.
C4: Quan sát các cầu trì trong hình hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
-
-
Giải bài tập C5 Bài 29 trang 83 SGK Vật lý 7
Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24:
Cho biết nên dùng cầu trì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn.
-
Bài tập 29.1 trang 78 SBT Vật lý 7
Câu phát biểu nào sau đây là đúng ?
Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì :
A. dòng điện không khi nào đi qua cơ thể người.
B. dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm
C. dòng điện có thể đi qua cơ thể người và gây nguy hiểm.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 29.2 trang 78 SBT Vật lý 7
Kẻ đoạn thẳng nối một điểm ở cột bên trái với một điểm thích hợp ở cột bên phải trong khung dưới đây:
-
Bài tập 29.3 trang 78 SBT Vật lý 7
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi :
A. Mạch điện có dây dẫn ngắn.
B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn.
C. Mạch điện không có cầu chì.
D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện.
-
Bài tập 29.4 trang 78 SBT Vật lý 7
Những việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn đối với học sinh khi sử dụng điện ?
a. Phơi quần áo lên dây điện.
b. Làm thí nghiệm với dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
c. Lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện.
d. Tự mình sửa chữa mạng điện gia đình.
e. Làm thí nghiệm với pin hoặc acquy.
f. Chơi thả diều gần đường dây tải điện.
-
Bài tập 29.5 trang 78 SBT Vật lý 7
Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra tác dụng nào dưới đây ?
A. Chỉ tác dụng lên hệ thần kinh làm cơ thể bị tê liệt.
B. Chỉ tác dụng lên hệ cơ thể làm cơ thể bị co rút, làm tim ngừng đập.
C. Chỉ tác dụng lên hệ hô hấp làm ngừng thở.
D. Cả ba tác dụng trên đây.
-
Bài tập 29.6 trang 79 SBT Vật lý 7
Công việc nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ?
A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V để làm thí nghiệm.
B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng.
C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện và sử dụng các vật lót cách điện.
D. Tuyệt đối không để dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua cơ thể người.
-
Bài tập 29.7 trang 79 SBT Vật lý 7
Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì ?
A. Có ý nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
B. Có ý nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì luôn lớn hơn 1A.
C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì luôn bằng 1A.
D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì luôn nhỏ hơn 1A.
-
Bài tập 29.8 trang 79 SBT Vật lý 7
Cần phải chú ý điều nào dưới đây khi sử dụng cầu chì ?
A. Phải mắc thật gần dụng cụ hay thiết bị mà nó cần bảo vệ.
B. Luôn chọn dây chì thật mảnh (nhỏ) để nó dễ nóng chảy.
C. Luôn chọn dây chì lớn ( to) để cầu chì bền chắc.
D. Luôn chọn dây chì phù hợp đối với mỗi thiết bị hay dụng cụ điện mà nó cần bảo vệ.
-
Bài tập 29.9 trang 79 SBT Vật lý 7
Cách làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ?
A. Mắc cầu chì phù hợp với dụng cụ hay thiết bị sử dụng điện.
B. Ngắt công tắc hay cầu dao điện khi có sựi cố về điện.
C. Phơi quần áo trên dây điện.
D. Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
-
Bài tập 29.10 trang 80 SBT Vật lý 7
Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit… đều có cán được bọc nhựa hay cao su ?
A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.
B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.
D. Vao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.
-
Bài tập 29.11 trang 80 SBT Vật lý 7
Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
1. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm khi
2. Hiện tượng đoạn mạch xảy ra khi
3. Tạo điều kiện để sử dụng điện an toàn khi
4. Dòng điện chạy qua cơ thể người và làm tim ngừng đập khi
a. dùng các đoạn dây đồng ngắn để mắc mạch điện kín.
b. dòng điện đó có cường độ trên 70mA.
c. làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V.
d. nối trực tiếp hai cực của nguồn điện bằng đoạn dây đồng ngắn.
e.lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện.
-
Bài tập 29.12 trang 80 SBT Vật lý 7
Giải thích vì sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, người ta phải mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị hoặc dụng cụ điện trong mạch.
-
Bài tập 29.13 trang 80 SBT Vật lý 7
Vì sao không được phơi khăn mặt hay quần áo ướt lên dây điện ?
-
Bài tập 29.14 trang 80 SBT Vật lý 7
Vì sao khi thấy một người bị điện giật thì không được cầm tay người đó để kéo người đó ra khỏi dây điện ?