Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Giải bài tập C1 Bài 25 trang 69 SGK Vật lý 7
Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Hãy ghi các giá trị này cho các nguồn điện dưới đây:
*Pin tròn: ... V;
*Acquỵ của xe máy: ... V;
*Giữa hai lỗ, của ổ lấy điện trong nhà: ... V.
-
Giải bài tập C2 Bài 25 trang 69 SGK Vật lý 7
Tìm hiểu vôn kế
1. Trên mặt vôn kế có ghi chữ V. Hãy nhận biết kí hiệu này ở các vôn kế trong hình 25.2a, b.
2. Trong các vôn kế ở hình 25.2, vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số?
3. Hãy ghi đầy đủ vào bảng 1.
4. Ở các chốt hối dây của vôn kế có ghi dấu gì? (xem hình 25.3).
5. Hãy nhận biết chổt điều chỉnh kim của vôn kế mà nhóm em có.
-
Giải bài tập C3 Bài 25 trang 70 SGK Vật lý 7
Từ hảng 2, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận.
-
Giải bài tập C4 Bài 25 trang 70 SGK Vật lý 7
Đổi đơn vị đo cho các giá trị sau đây:
a. 2,5 V = ... mV
b. 6 kV = ...V
c. 110 V = ... kV
d. 1200 mV = ... V
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải bài tập C5 Bài 25 trang 70 SGK Vật lý 7
Quan sát mặt số của một dụng cụ đo điện được vẽ trên hình 25.4 và cho biết:
a. Dụng cụ này có tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó?
b. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ
c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị bao nhiêu?
d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị bao nhiêu?
-
Giải bài tập C6 Bài 25 trang 71 SGK Vật lý 7
Có ba nguồn điện với số vôn ghi trên vỏ lần lượt là:
a. 1,5 V .b. 6 V c. 12 V.
và có ba vôn kế với giới hạn đo lần lượt là:
1) 20 V 2) 5 V 3) 10 V.
Hãy cho biết vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện đã cho?
-
Bài tập 25.1 trang 60 SBT Vật lý 7
Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
A. 500kV = ... V
B. 220V = ...kV
C. 0,5V= .... mV
D. 6kV = ...V
-
Bài tập 25.2 trang 60 SBT Vật lý 7
Hình 25.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:
a) Giới hạn đo của vôn kế này
b) Độ chia nhỏ nhất
c) Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí (1)
d) Số chỉ vôn kế khi kim ở vị trí (2)
-
Bài tập 25.3 trang 60 SBT Vật lý 7
Hãy kẻ đoạn thẳng nối một điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để cho biết vôn kế được lụa chọn là phù hợp nhất đi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tương ứng.
-
Bài tập 25.4 trang 60 SBT Vật lý 7
Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng?
A. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích.
B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
C. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.
D. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.
-
Bài tập 25.5 trang 60 SBT Vật lý 7
Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện kín.
B. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang được mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó.
C. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở.
D. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện.
-
Bài tập 25.6 trang 61 SBT Vật lý 7
Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0?
A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.
B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C. Giữa hai cực của một pin còn mới.
D. Giữa hai đầu bóng đèn pin chưa mắc vào mạch.
-
Bài tập 25.7 trang 61 SBT Vật lý 7
Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
A. 314mV
B. 1,52V
C. 3.16V
D. 5,8V
-
Bài tập 25.8 trang 61 SBT Vật lý 7
Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai khi sử dụng vôn kế:
1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0;
2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất;
3. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện;
4. Đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc;
5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo;
6. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện;
7. Ghi lại giá trị vừa đo được;
Khi sử dụng vôn kế để tiến hành đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa được mắc vào mạch, thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?
A. 1 → 2 →3 →4 →7
B. 5 →1 →3 →4 →7
C. 5 →6 →1 →4 →7
D. 1 →5 →3 →4 →7
-
Bài tập 25.9 trang 62 SBT Vật lý 7
Trong hình 25.2 dưới đây, vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở?
-
Bài tập 25.10 trang 62 SBT Vật lý 7
Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một đơn vị ở cột bên phải để được một câu đúng.
1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
2. Đơn vị đo trọng lượng là
3. Đơn vị đo tần số của âm là
4. Đơn vị đo hiệu điện thế là
5. Đơn vị đo độ to của âm là
a. Vôn (V).
b. đêxiben (dB).
c. kilogam (kg).
d. niutơn (N).
e. Ampe (A).
g. héc (Hz).
-
Bài tập 25.11 trang 62 SBT Vật lý 7
Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một dụng cụ đo ở bên phải để được một câu đúng.
1. Đo cường độ dòng điện bằng
2. Đo trọng lượng bằng
3. Đo hiệu điện thế bằng
4. Đo nhiệt độ bằng
5. Đo khối lượng bằng
a. vôn kế.
b. bình tràn.
c. cân.
d. ampe kế.
e. lực kế.
g. nhiệt kế.
-
Bài tập 25.12 trang 62 SBT Vật lý 7
Trên vỏ của một acquy có ghi 12V. Số vôn này có ý nghĩa gì nếu acquy còn mới?
-
Bài tập 25.13 trang 62 SBT Vật lý 7
Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của một pin còn mới và mắc chốt âm của vôn ké với cực âm của pin đó. So sánh số chỉ vôn kế và số vôn ghi trên vỏ của pin.