OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng


Từ thời xưa, con người đã biết nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ trong ngày. Vậy bóng nắng đó do đâu? Nội dung bài học hôm nay giúp các em giải quyết vấn đề đó.

Mời các em cùng tìm hiểu Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, làm quen với các khái niệm mới về bóng tối, bóng nửa tối, giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực trên Trái Đất. Chúc các em học tốt !

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Bóng tối – Bóng nửa tối.

2.1.1. Bóng tối

a. Thí nghiệm 1:

  • Đặt một nguồn sáng nhỏ ( bóng đèn pin đang sáng) trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.

  • Vùng tối: vì các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chắn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn pin truyền tới gọi là vùng tối.

  • Vùng sáng: Vì có các tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng nhận được ánh sáng gọi là vùng sáng

b. Nhận xét : 

  • Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng , gặp vật cản ánh sáng không  truyền qua được

  • Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

2.1.2. Bóng nửa tối

a. Thí nghiệm 2:   

  • Vùng bóng nửa tối: Vì vùng này chỉ nhận một phần ánh sáng từ ngọn đèn điện truyền tới.

b. Nhận xét : 

  • Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối

  • Vùng ngoài cùng là vùng sáng

  • Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối

⇒  Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là vùng nữa tối

2.2. Nhật thực - nguyệt thực

2.2.1. Nhật thực:

  • Nhật thực xảy ra vào ban ngày

  • Khi đó Mặt Trời, Mặt Trăng,Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

  • Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất. 

  • Vùng tối (hay bóng nửa tối) trên Trái Đất cho ta thấy hiện tượng Nhật thực toàn phần (hoặc 1 phần)

    • Nhật thực toàn phần:  Đứng trong vùng bóng tối không nhìn thấy mặt trời.

    • Nhật thực một phần: Đứng trong vùng nửa tối nhìn thấy một phần mặt trời.

2.2.2. Nguyệt thực: 

  • Nguyệt thực xảy ra ban đêm.

  • Khi đó, Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.

  • Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

2.3. Tổng kết

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc bóng đèn đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích sao lại có sự khác nhau đó.

Hướng dẫn giải:

  • Khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng tối sau quyển vở. Không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách.

  • Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng nữa tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.

Bài 2:

Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời ,ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Hướng dẫn giải:

  • Chọn đáp án B.

    • Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 3 Vật lý 7

Qua bài giảng Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nhận biết được bóng tối, nửa bóng tối và giải thích. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

  • Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Định luật truyền thẳng ánh sáng

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 9 SGK Vật lý 7

Bài tập C2 trang 9 SGK Vật lý 7

Bài tập C3 trang 10 SGK Vật lý 7

Bài tập C4 trang 10 SGK Vật lý 7

Bài tập C5 trang 11 SGK Vật lý 7

Bài tập C6 trang 11 SGK Vật lý 7

Bài tập 3.1 trang 9 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.2 trang 9 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.3 trang 9 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.4 trang 9 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.5 trang 9 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.6 trang 10 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.7 trang 10 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.8 trang 10 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.9 trang 10 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.10 trang 10 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.11 trang 11 SBT Vật lý 7

Bài tập 3.12 trang 11 SBT Vật lý 7

5. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Vật lý 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 7 HỌC247

NONE
OFF