OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 6 Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ


  • Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể như thế nào là đúng quy định?
  • Làm thế nào để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước ?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể

2.1.1. Quan sát nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân) 

  • 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế: 

    • C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(35^oC\)

    • C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(42^oC\)

    • C3: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(35^oC\)  đến \(42^oC\)

    • C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế : \(0,1^oC\)

    • C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: \(37^oC\)

2.1.2. Tiến hành đo

  • Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống bầu.

    • Chú ý: Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế  để khỏi bị văng ra và chú ý không để nhiệt kế  va đập vào vật khác.

  • Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế .

  • Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế  vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế hoặc ngậm vào miệng.

  • Chờ chừng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế  ra đọc nhiệt độ.

    • Chú ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế  khi đọc nhiệt độ.

2.2. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước

2.2.1. Quan sát nhiệt kế dầu 

  • 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu: 

    • C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(0^oC\)

    • C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(100^oC\)

    • C8: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(0^oC\) đến \(100^oC\)

    • C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: \(1^oC\)

2.2.2. Tiến hành đo

  • Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun

  • Đốt đèn cồn để đun nước cứ sau một phút lại ghi nhiệt đô của nước vào bảng theo dõi

  • Không được để nhiệt kế sát đáy cốc

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Chọn các thao tác sai:

Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân ta phải chú ý:

A. Xác định GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế

B. Điều chỉnh về vạch số 0

C. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ

D. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc nhiệt độ

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án B.

Bài 2

Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy?

A. Nhiệt kế rượu

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thủy ngân

D. Cả ba đều không được

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án C.

  • Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ của các vật và các chất lỏng.

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 23 Vật lý 6

Qua bài Thực hành đo nhiệt độ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Biết sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và sử dụng nhiệt kế dầu để đo sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước

  • Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

5. Hỏi đáp Bài 23 Chương 2 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 6 HỌC247

NONE
OFF