Chúng ta đều biết rằng, Nước và các chất đều tồn tại ở 3 thể: thể rắn, thể lỏng và thể hơi.
- Nước mưa trên đường nhựa đã biến đi đâu, khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa?
- Câu trả lời đó chính là do nước đã biến thành hơi.
Vậy thì sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi có đặc điểm như thế nào?
Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này . Mời các em cùng nhau nghiên cứu Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Tóm tắt lý thuyết
Sự bay hơi.
2.1. Định nghĩa.
-
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Ví dụ
-
Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
-
Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
-
Mực khô sau khi viết.
-
Rượu đựng trong chai không đậy nắp sẽ bị cạn dần.
2.2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc yếu tố nào?
-
Quan sát hiện tượng
-
C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1. Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Cho biết quần áo ở hình nào khô nhanh hơn?
-
Quần áo ở ngoài trời nắng ở hình A2 mau khô hơn.
-
-
Nhiệt độ ở A1 và A2 khác nhau thế nào?
-
Nhiệt độ ở A2 lớn hơn A1.
-
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Nhiệt độ.
-
-
C2: Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Gió
-
-
C3: Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc mặt thoáng chất lỏng
-
Nước trong quần áo ở hình C2, quần áo được căng ra có diện tích mặt thoáng lớn hơn.
-
2.3. Nhận xét
-
Nhiệt độ càng cao hoặc thấp thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ
-
Gió càng mạnh hoặc yếu thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ
-
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ thì tốc đô bay hơi càng lớn hoặc nhỏ.
2.4. Thí nghiệm kiểm tra.
-
Phương án thực hiện
-
Lấy hai đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đặc trong phòng không có gió.
-
Hơ nóng một đĩa.
-
Đổ vào mỗi đĩa khoảng 2cm3 nước.
-
Quan sát xem nước trong đĩa nào bay hơi nhanh hơn
-
-
Mục đích thí nghiệm:
-
Dùng để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
-
-
C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
-
Để diện tích mặt thoáng của nước trong hai đĩa như nhau
-
-
C6: Tại sao phải đặc hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
-
Để loại trừ sự tác động của gió.
-
-
C7: Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
-
Để kiểm tra sự tác động của nhiệt độ.
-
-
Kết quả thí nghiệm
-
Khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuôc nhiệt độ là đúng.
-
Nước trong đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn đĩa đối chứng
-
-
Lưu ý: Tốc độ bay hơi của chất lỏng còn phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Nêu 1 số ứng dụng của sự bay hơi vào trong thực tế ?
Hướng dẫn giải:
-
Người nông dân đã vận dụng vào việc sấy lúa, làm cho lúa khô sau khi thu hoạch.
-
Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa, ngoài việc bèo cung cấp chất dinh dưỡng cho đất , bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước trong ruộng.
Bài 2:
Tại sao khi trồng cây chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?
Hướng dẫn giải:
Làm như vậy để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.
Bài 3:
Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi ?
A. Bay hơi ở mọi nhiệt độ
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Chỉ xảy ra ở một số chất lỏng.
Hướng dẫn giải:
-
Chọn đáp án A
-
Bay hơi ở mọi nhiệt độ
-
4. Luyện tập Bài 26 Vật lý 6
Qua bài giảng Sự bay hơi và sự ngưng tụ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nếu được định nghĩa sự bay hơi là gì?
-
Nêu được các đặc điểm của sự bay hơi và các yếu phụ thuộc của tốc độ bay hơi của chất lỏng.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
- B. Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
- C. Mực khô sau khi viết.
- D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
-
- A. Nhiệt độ
- B. Tác động của gió
- C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
- D. Cả 3 đáp án trên.
-
- A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
- C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài tập C1, C2, C3 Bài 26 trang 80 SGK Vật lý 6
Giải bài tập C4 Bài 26 trang 81 SGK Vật lý 6
Giải bài tập C5, C6, C7, C8 Bài 26 trang 82 SGK Vật lý 6
Giải bài tập C9 Bài 26 trang 82 SGK Vật lý 6
Giải bài tập C10 Bài 26 trang 82 SGK Vật lý 6
Bài tập 26-27.1 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.2 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.3 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.4 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.5 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.6 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.7 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.8 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.9 trang 77 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.10 trang 77 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.11 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.12 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.13 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.14 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.15 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.16 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.17 trang 78 SBT Vật lý 6
5. Hỏi đáp Bài 26 Chương 2 Vật lý 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 6 HỌC247