Bài tập 3 trang 89 SGK Vật lý 12 nâng cao
Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì
A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng khe.
B. Sóng gặp khe bị phản xạ lại
C. Sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.
D. Sóng gặp khe sẽ dừng lại.
Hướng dẫn giải chi tiết
Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng sẽ truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.
Chọn đáp án C
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng bao nhiêu ?
bởi Mai Trang 18/09/2018
Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, ngược pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB
A.dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn.
B.dao động có biên độ gấp đôi biên độ của nguồn.
C.dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn.
D.không dao động.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại một điểm cách hai nguồn những khoảng d1=12,75λ và d2=7,25λ có biên độ dao động là bao nhiêu ?
bởi bala bala 18/09/2018
Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp, vuông pha có biên độ a. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm cách hai nguồn những khoảng \(d_1=12,75\lambda\)và \(d_2=7,25\lambda\) sẽ có biên độ dao động \(a_0\)là bao nhiêu?
A.a.
B.2a
C.0
D.\(a\sqrt{2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm M thuộc đường tròn tâm I bán kính 4cm cách đều AB đoạn 13 cm dao động với biên độ bằng bao nhiêu ?
bởi Bánh Mì 18/09/2018
Trên mặt nước 2 nguồn sóng kết hợp A,B cách nhau 24 cm, dao động với phương trình u1= 5 cos(20 pi.t+ pi) mm, u2 = 5 cos(20pi.t) mm.Tốc độ truyền sóng là v=40 cm. Coi biên độ truyền sóng là không đổi khi truyền đi, xét đường tròn tâm I bán kính 4 cm, điểm I cách đều A,B đoạn 13 cm. Điểm M thược đường tròn đó cách xa A nhất dao động với biên độ bằng
A. 5mm B.6,67 mm C.10 mm D.9,44mm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm biên độ sóng tại thời điểm t = t1 + T/4, điểm M cách nguồn một khoảng 1/6 bước sóng có li độ 3cm
bởi Lan Anh 18/09/2018
Một sóng lan truyền trên dây với biên độ sóng không đổi. Tại thời điểm t1, phần tử môi trường tại nguồn phát sóng đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t = t1 + T/4, điểm M cách nguồn một khoảng 1/6 bước sóng có li độ 3cm. Biết tại thời điểm t1 đã có sóng truyền đến M. Tìm biên độ sóng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \(u_1=5\cos(40\pi t)mm\)và \(u_2=5\cos(40 \pi t +\pi)mm.\)Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên \(S_1S_2\). Gọi I là trung điểm của \(S_1S_2\) ; M nằm cách I một đoạn 3cm sẽ dao động với biên độ:
A.0 mm.
B.5 mm.
C.10 mm.
D.2,5 mm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính biên độ tổng hợp tại điểm M cách S1 một đoạn 50cm và cách S2 một đoạn 10cm
bởi Bin Nguyễn 18/09/2018
Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với phương trình \(u_1=1,5\cos(50\pi t - \frac{\pi}{6})cm\),\(u_2=1,5\cos(50\pi t + \frac{5\pi}{6})cm\). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Tại điểm M cách S1 một đoạn 50cm và cách S2 một đoạn 10cm sóng có biên độ tổng hợp là
A.3cm.
B.0cm.
C. \(1,5\sqrt{3}cm.\)
D. \(1,5\sqrt{2}cm.\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d = 8cm
bởi Thùy Nguyễn 18/09/2018
Hai mũi nhọn S1. S2 cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số f = 100 Hz được đặt sao cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng \(u=a\cos(2 \pi f t) \). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d = 8cm.
A.uM = acos (200πt - 20π).
B.uM = 2acos(200πt).
C.uM = 2acos (200πt – π/2).
D.uM = acos(200πt + 20π).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm phương trình sóng tại điểm M nằm trên mặt nước với S1M = 5,3cm và S2M = 4,8cm
bởi Lê Nhật Minh 18/09/2018
Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 3 cm trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang với cùng phương trình \(u=2\cos(100 \pi t)mm,\) t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trong nước là 20 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Phương trình sóng tại điểm M nằm trên mặt nước với S1M = 5,3cm và S2M = 4,8cm là
A. \(u=4\cos(100\pi-0,5\pi)mm.\)
B. \(u=2\cos(100\pi+0,5\pi)mm.\)
C. \(u=2\sqrt{2}\cos(100\pi-24,25\pi)mm.\)
D.\(u=2\sqrt{2}\cos(100\pi-25,25\pi)mm.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số giao thoa cực tiểu và số giao thoa cực đại trên đoạn S1S2 cách nhau 25 cm phát sóng có tần số f = 40 Hz
bởi Ban Mai 18/09/2018
Hai nguồn sóng S1S2 cùng phương, cùng pha và cùng biên độ, cách nhau 25 cm phát sóng có tần số f = 40 Hz vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Số gợn giao thoa cực tiểu và số giao thoa cực đại trên đoạn S1S2 là
A.11 và 10.
B.10 và 11.
C.11 và 11.
D.9 và 10.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm phương trình sóng tại điểm M cách S1S2 những khoảng d1=10cm , d2= 6cm với v = 20 cm/s
bởi Nguyễn Thị Thúy 18/09/2018
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng cơ học \(S_1,S_2\) thực hiện dao động điều hòa với phương trình :\(u_1=u_2=2\cos10\pi t\left(cm\right)\)Viết phương trình sóng tại điểm M cách \(S_1,S_2\)những khoảng \(d_1=10cm,d_2=6cm\), biết vận tốc truyền sóng v = 20 cm/s.
A.\(u_M=2\cos\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)
B.\(u_M=1\cos\left(10\pi t-\frac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)
C.\(u_M=2\cos\left(10\pi t-\frac{2\pi}{3}\right)\left(cm\right)\)
D.\(u_M=1\cos\left(10\pi t+\frac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng gì ?
bởi hà trang 18/09/2018
Chọn câu đúng.
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
A.giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.
B.tổng hợp của hai dao động.
C.tạo thành các gợn lồi, lõm.
D.hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn triệt tiêu nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn như thế nào ?
bởi Nguyễn Thanh Hà 18/09/2018
Chọn câu đúng.
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có
A.cùng biên độ.
B.cùng tần số.
C.cùng pha ban đầu.
D.cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giao thoa là hiện tượng gì ?
bởi Nguyễn Hồng Tiến 18/09/2018
Giao thoa là hiện tượng
A.giao thoa của hai sóng tại một điểm trong môi trường.
B.cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong môi trường .
C.các sóng triệt tiêu khi gặp nhau .
D.gặp nhau của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ hai sóng tăng cường hoặc giảm bớt.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm biên độ tổng hợp của sóng từ 2 nguồn đến M nằm trên AB, cách trung điểm O của AB là 3,75cm
bởi Bo bo 18/09/2018
Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B dao động với phương trình là
Ua=Ub=4cos(20pit), tốc độ truyền sóng v=30cm/s, coi A không đổi
Tại M nằm trên AB, cách trung điểm O của AB là 3,75cm thì dao động với biên độ?
mình xem kĩ đề bài r, không thiếu ý nào.
đáp án: 0cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bó sóng là gì ?
bởi Thùy Nguyễn 28/03/2019
trong bài giải giao thoa sóng có câu: liền kề với 1 cực đại A max =4mm thì có 2 biên độ A = 3mm hay trong mỗi bó sóng có 2 điểm dao động với biên độ bằng 3 cm
mình vẫn chưa hình dung rõ lắm, với cả bó sóng là gì bạn vẽ hình giúp mình được không.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
trong quá trình giao thoa sóng, dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp của các sóng thành phần . Gọi đenta phi là độ lệch pha của 2 sóng thành phần. Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi đenta phi có giá trị ?
đáp án: đenta phi= 2npi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trạng thái dao động của những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 sẽ như thế nào khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng ?
bởi Spider man 18/09/2018
Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha S1 và S2. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất trạng thái dao động của những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2:
A. Đứng yên, không dao động. B. Dao động với biên độ bé nhất. C. Dao động với biên độ có giá trị trung bình. D. Dao động với biên độ lớn nhất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước tại điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm
bởi Nguyễn Minh Minh 18/09/2018
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 30Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21cm, d2 = 25cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 30cm/s
B. 40cm/s
C. 60cm/s
D. 80cm/s
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở mặt nước có 2 nguồn kết hợp đặt tại 2 điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra 2 sóng có bước sóng λ . Trên AB có 9 vị trí mà ở đó các phân tử nước dao động với biên độ cực đại. C là một điểm ở mặt nước sao cho ABC là tam giác đều, M là một điểm thuộc cạnh CB và nằm trên vân cực đại giao thoa bậc nhất ( MA-MB=λ ). Biết phần tử tại M dao động cùng pha với các nguồn. Độ dài đoạn AB gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 4,5λ
- B. 4,7λ
- C. 4,3λ
- D. 4,9λ
Theo dõi (0) 1 Trả lời