OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bước sóng là

    A. Quãng đường mà mỗi phân tử của môi trường đi được trong 1 giây.

    B. Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.

    C. Khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất dao động cùng pha.

    D. Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Bước sóng là quãng đường sóng truyền trong một chu kì, tức là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng.

λ = v.T = v/f (m).

Chọn đáp án C.

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Nguyễn Hiền

    trên một sợi dây dài vô hạn có 1 sóng cơ lan truyền theo phương Ox voiứ phương trình sóng u=2cos(10pit - pi*x)  cm     , t tính bằng s, x tính bằng m

    M,N là 2 điểm cùng phía với O cách nhau 5m. Tại cùng một thời điểm khi phần tử M đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì phần tử N?

    đáp án : đi qua VTCB theo chiều âm

    mong bạn giải chi tiết hộ mình

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Cam Ngan

    một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây rất dài với A không đổi. 3 điểm A,B,C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm t1, li độ của 3 phần tử A,B,C là -4,8mm; 0 mm; 4,8mm . Nếu tại thời điểm t2, li độ của A và C đều =+5,5 mm thì li độ của phần tử tại B là   (đáp án 7,3mm)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Lê Tường Vy

    sóng truyền theo phương ngang trên 1 sợi dậy dài với tần số 10 Hz. Điểm M trên dây tại một thời điểm đang ở vị trí cao nhất và tại thời điểm  đó điểm N cách M 1 khoảng 5cm, đang ở vị trí có li độ bằng nửa biên độ và đi lên. coi A không đổi. biết khoảng cách MN nhỏ hơn bước sóng của sóng trên dây. tìm tốc độ và chiều truyền sóng. 

    đáp án: 60cm/s, từ N đến M

    bạn cho mình hỏi luôn cách xác định chiều truyền sóng trong mấy kiểu bài này dựa vào dữ kiện nào ạ.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hoàng duy

    dao động tại nguồn sóng có phương trình u=4sin(10pit) cm, t đo bằng s. vân tốc truyền sóng là 4m/s. nếu cho rằng biên độ sóng không giảm theo khoảng thì phương trình sóng tại M cách nguồn 1 khoảng là 20cm là:

    đáp án : Um=4sin(10pit-pi/2)  với t > 0,05s

     

    với dữ kiện trên ta phải biện luận t như thế nào để ra được con số 0,05 ạ.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Anh Hưng

    một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với v=20cm/s . giả sử A không đổi. Tại O dao động có phương trình Uo = 4sin(4pit) mm          t đo bằng s

    tại thời điểm t1 li độ tại điểm O là u=căn3 mm và đang giảm. Lúc đó ở điểm M cách O 1 đoạn d= 40cm sẽ có li độ là?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Tiểu Ly

    mình ms học nên hơi hoang mang phần sóng cơ 1 chút mong bạn giải bài này giúp mình

    . một sóng cơ lan truyền như sau : M đến O đến N, với v =20cm/s. phương trình dao động tại O, Uo= 4 sin (2pift-pi/6) cm . coi A không đổi

    a,, cho 2 điểm cùng phương truyền dao dộng lệch pha pi/2 gần nhau nhất thì cách nhau 5cm. f=?

    b, phương trình sóng tại M và N biết OM=ON=50cm

     

    bạn có thể cho mình hỏi luôn câu a 2 điểm đó có phải O và N không? và từ gần nhau nhất có phải d min không?

    thanks bạn

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Trần Thị Trang

    Dụng cụ thí nghiệm gồm: Máy phát tần số; Nguồn điện; sợi dây đàn hồi; thước dài. Để đo tốc độ sóng truyền trên sợi dây người ta tiến hành các bước như sau:

         a. Đo khoảng cách giữa hai nút liên tiếp 5 lần

         b. Nối một đầu dây với máy phát tần, cố định đầu còn lại.

         c. Bật nguồn nối với máy phát tần và chọn tần số 100Hz

         d. Tính giá trị trung bình và sai số của tốc độ truyền sóng

         e. Tính giá trị trung bình và sai số của bước sóng

    Sắp xếp thứ tự các bước tiến hành đúng là:

         A. a, b, c, d, e                     B. b, c, a, d, e                     C. b, c, a, e, d                     D. e, d, c, b, a

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Vàng

    Trên mặt thoáng của một khối chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 luôn dao động cùng pha cùng biên độ a; Trên mặt chất lỏng xuất hiện một hệ gợn lồi gồm một gợn thẳng cách đều S1 và S2 và 12 gợn lồi mỗi bên. Tần số dao động của các nguồn là f = 100Hz. Khoảng cách giữa hai gợn lồi ngoài cùng là 6cm. M1 và M2 là 2 điểm trên mặt thoáng: S1M1= 4,5cm , S1M1= 5,75cm ; S2M2= 7cm , S1M2= 5cm. Biên độ dao động tại M1 và M2 thoả mãn các mệnh đề nào sau đây:

    A. Biên độ dao động tại M2= 2a, biên độ dao động tạ M2 bằng a.

    B. Biên độ dao động tại M1 là 2a, biên độ dao động tại M2 triệt tiêu.

    C. Biên độ dao động tại M1 triệt tiêu, biên độ dao động tại M2 cực đại.

    D. Biên độ dao động tại M1 bằng a, biên độ dao động tại M2 bằng 2a

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Huong Duong
    1 2 3 4 5 6   
           

    A                    C                          D                            E                           F                           G                           H    

    Một đàn Măng-đô-lin có phần dây dao động dài lo=0,4m căng giữa hai giá A và B. Đầu cán đàn có các khấc lồi C, D, E... chia cán thành các ô 1, 2, 3...Gảy dây đàn nhưng không ấn ngón tay vào ô nào thì cả dây dao động và phát ra âm la3 có tần số là 440Hz. Ấn vào ô số 1 thì phần dao động của dây là CB=l1. Ấn vào ô số 2 thì phần dao động của dây là DB=l2

    Người ta tính toán các khoảng cách d1=AC, d2=CD, v.v...để các âm phát ra cách nhau nửa tông, biết  rằng quãng nửa tông ứng với tỉ số tần số bằng : a=1,059, ( 1/a=0,994). Ấn vào ô số 5 ta được âm có tần số bằng bao nhiêu?

    A.130Hz                          B.586Hz                               C.190Hz                                    D.650Hz

     

     

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hi hi

     Sóng ngang có tốc độ truyền sóng v = 20 cm/s và phương trình nguồn O là u = 3cos20pit (cm;s), với chiều dương của u vuông góc với phương truyền sóng. Xét sóng đã hình thành và điểm M cách nguồn O là 8,5 cm trên phương truyền sóng. Khi phần tử vật chất tại điểm O đang có li độ cực đại thì khoảng cách giữa 2 phần tử vật chất tại M và tại O cách nhau một khoảng bao nhiêu ?

    A.8,5cm                                    B.11,5cm                                      C.9cm                                    D.5,5cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Trung Phuong

    Tại hai điểm P và Q trong không khí có hai nguồn sóng âm cùng tần số f, cùng biên độ A, độ lệch pha là π. Sóng âm truyền từ hai nguồn âm đó với bước sóng λ đến điểm N nằm ngoài đường thẳng PQ, có hiệu khoảng cách đến P,Q là k λ ( với k = 1,2,3…). Coi môi trường không hấp thụ âm. Khi đó, tại điểm N

    A. hai sóng giao thoa nhau ứng với biên độ cực tiểu là AN = 0.

    B. hai sóng giao thoa nhau ứng với biên độ cực đại là AN = 2A.

    C. hai sóng giao thoa nhau ứng với biên độ là AN  = A.

    D. hai sóng không giao thoa nhau nhưng có biên độ sóng là AN  ≠ 0.

    giải thích giúp em với nhé :)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Minh

    một nguồn S phát sóng âm đẳng hướng trong không gian. ba điểm S, A, B trên phương truyền sóng ( A, B cùng phía so với S và AB = 100m ) điểm M là trung điểm của AB và cách S 70m có mức cường độ âm là 60(dB) . biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s coi môi trường không hấp thụ âm( cường độ âm chuẩn Io= 10^-12 W/m^2). năng của sóng âm trong không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B là

    A.36,2 mJ                             B.57,7mJ                                    C.4,5mJ                                    D.18,1mJ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phong Vu

    Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng u = 40 sin(2,5 pi x )coswt (mm), trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên sợi dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O đoạn x (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để một điểm trên bụng sóng có độ lớn của li độ bằng biên độ của điểm N cách một nút sóng 10cm là 0,125s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là

    A. 320 cm/s                                .B. 160 cm/s.                              C. 80 cm/s.                          D. 100 cm/s

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bi do

    Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A, B cách nhau 20cm. Tần số của hai sóng là 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:

    A. 20                             B. 18                           C. 19                                   D. 17

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hoai Hoai

    Ba điểm O, B, C thuộc nửa đường thẳng kẻ từ O. Tại O đặt một nguồn phát sóng âm đẳng hướng có công suất thay đổi. Khi công suất của nguồn âm là P1 thì mức cường độ âm tại B là 60 dB, tại C là 20 dB. Khi công suất nguồn âm là P2 thì mức cường độ âm tại C là 50 dB, còn mức cường độ âm tại B là

    A.90 dB.                                  B. 70 dB.                            C. 10 dB.                                   D. 30 dB

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Spider man

    Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 16cm dao động vuông góc với mặt nước theo phương trình: u1= u2=asin50pit(cm).C là một điểm trên mặt nước thuộc đường cực tiểu,giữa C và trung trực của AB có một đường cực đại.Biết AC= 17,2cm.  BC= 13,6cm. Số đường cực đại đi qua cạnh AC là :

    A. 6                         B. 8                                  C. 7                                        D. 16

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Chí Thiện

    Một sóng cơ học có v=50cm/s pt sóng của điểm O trên phương truyền sóng đó là Uo=acos(wt) thời điểm t=T/6 một điểm M cách O λ/3 có độ dịch chuyển Um=2cm. Biên độ sóng a là
    A.2cm
    B.4cm
    C.4/√3cm
    D.2/√3cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Xuan Xuan

    nguyên tắc của việc thu sóng điện từ dựa vào

    A.hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở                                                      B.hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC

    C.hiện tượng giao thoa sóng điện từ                                                                                       D.hiện tượng hấp thụ song điện từ của môi trường

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Anh

    tại mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 12cm, dao động đồng pha nhau với tần số 20Hz. điểm M cách S1, S2 lần lượt 4,2cm và 9 cm. biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 32 cm/s. để M thuộc vân cực tiểu thì phải dịch chuyển S2 theo phương S1S2 ra xa S1 một khoảng tối thiểu bằng

    A.4,8cm                       B.1,62cm                             C.0.83cm                          D.0,54cm

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF