Giải bài 2 tr 195 sách GK Lý lớp 11
Tiếp theo các giả thiết cho ở bài tập 1.
Đặt giữa \(L_1\) và H một thấu kính hội tụ \(L_2\). Khi xê dịch \(L_2\), học sinh này nhận thấy chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H.
Tiêu cự của \(L_2\) là bao nhiêu ?
A. 10 cm.
B. 15 cm.
C. 20 cm.
D. Một giá trị khác A, B, C.
Gợi ý trả lời bài 2
Nhận định và phương pháp:
Bài 2 là dạng bài xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ khi đặt thấu kính hội tụ vào giữa một thấu kính phân kỳ và màn.
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
-
Bước 1: Lập sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính
-
Bước 2:Tìm điều kiện để chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H
-
Bước 3: Thay số và tính toán để tính tiêu cự của \(L_2\)
-
Bước 4: Chọn phương án đúng từ kết quả vừa tìm được.
-
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 2 như sau:
-
Ta có:
-
Sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính:
-
Trong đó:
\(d_1=\propto \Rightarrow d_1'=f_1=-10cm\)
\(\rightarrow d_2=O_1O_2-d_1'=a-(-10)=a+10\)
-
Điều kiện để chỉ có một vị trí duy nhất của \(L_2\) tạo được điểm sáng tại H là:
\(d_2'=d_2\) và \(d_2'+d_2=S_1H=80cm\)
⇒ \(d_2'=d_2=40cm\)
-
Tiêu cự của \(L_2\) là: \(f=\frac{d_2'd_2}{d_2'+d_2}=20cm\)
⇒ Đáp án C
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 2 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 195 SGK Vật lý 11
Bài tập 3 trang 195 SGK Vật lý 11
Bài tập 4 trang 195 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 256 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 256 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 256 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 256 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 30.1 trang 84 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.2 trang 84 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.3 trang 84 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.4 trang 84 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.5 trang 84 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.6 trang 85 SBT Vật lý 11
Bài tập 30.7 trang 85 SBT Vật lý 11
-
Một người cận thị có điểm Cc và Cv cách mắt lần lượt là 10cm và 50cm. Người này dùng một kính lúp có độ tụ +10dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
bởi Minh Tú 25/04/2022
a, Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính.
b, Tính số bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh trong trường hợp:
- Ngắm chừng ở cực viễn.
- Ngắm chừng ở cực cận.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mắt không tật có điểm cực cận cách mắt 20cm, quan sát vật AB qua một kính lúp có tiêu cự 2cm.
bởi Nguyễn Thủy Tiên 25/04/2022
a, Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.
b, Xác định số bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận, khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính.
c, Một người cận thị mắt tại tiêu điểm ảnh của kính, quan sát ảnh mà không phải điều tiết. Tính số bội giác của kính đối với mắt người đó, biết mắt cận có điểm cực cận cách mắt 10cm và điểm cực viễn cách mắt 122cm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm.
bởi Lê Minh 25/04/2022
a, Khi đeo kính (sát mắt) để khắc phục tật cận thị, người này có thể đọc được sách cách mắt gần nhất là 20cm, điểm cực cận cách mắt bao xa.
b, Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5cm đặt sát mắt. Khi đó phải đặt sách cách kính lúp bao xa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính sát mắt có độ tụ +1dp thì đọc được sách cách mắt gần nhất 25cm.
bởi Trần Phương Khanh 24/04/2022
a, Xác định vị trí điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt người này.
b, Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa.
c, Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có độ tụ 32dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt cách kính 30cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất OCc = 15cm và giới hạn nhìn rõ và 35cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm. Mắt đặt cách kính 10cm.
bởi Anh Hà 25/04/2022
a, Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b, Năng suất phân ly của mắt người này là 1'. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt được khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính lúp là thấu kính hội tụ có độ tụ +10dp.
bởi Bùi Anh Tuấn 25/04/2022
a, Tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.
b, Tính độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh khi người quan sát ngắm chừng ở điểm cực cận. Biết OCc = 25cm. Mắt đặt sát kính.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính lúp có độ tụ 50dp. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt tại tiêu điểm ảnh của kính để nhìn vật AB dưới góc trông = 0,05rad, mắt ngắm chừng ở vô cực.
bởi Trần Hoàng Mai 25/04/2022
a, Xác định chiều cao của vật.
b, Đặt mắt cách kính lúp 5cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Tính số bội giác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật. Số bội giác của kính là bao nhiêu?
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 25/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thanh AB nặng 30kg, dài 9m, trọng tâm tại G, biết BG = 6m. Trục quay tại O biết AO = 2m. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F =100N. Treo vào đầu A một vật để thanh nằm cân bằng. Độ lớn của lực tác dụng vào O có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)?
bởi Anh Nguyễn 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người nâng một tấm gỗ nặng 60kg, dài 1,5m. Biết lực nâng hướng thẳng đứng lên trên, tấm gỗ hợp với mặt đất nằm ngang một góc \(\alpha \), trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120cm. lực nâng của người đó có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)?
bởi Nguyễn Minh Minh 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thanh nhẹ gắn vào sàn tại B như hình vẽ. Tác dụng lên đầu A lực kéo F = 100N theo phương ngang. Thanh được giữ cân bằng nhờ dây AC. Lực căng của dây có giá trị là bao nhiêu? Biết \(\alpha = {30^0}\)
bởi Hữu Nghĩa 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cái thước AB = 1m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80cm. Một lực \({F_1} = 4N\) tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai \({F_2}\)tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực \({F_2}\) có hướng và độ lớn?
bởi Quynh Anh 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thanh AB dài 2m khối lượng m = 2kg được giữ nghiêng một góc \(\alpha \) trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh với một bức tường đứng thẳng; đầu A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\). Các giá trị của \(\alpha \) để thanh có thể cân bằng.
bởi Lê Chí Thiện 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng cân đòn để cân một vật. Vì cánh tay đòn của cân không thật bằng nhau nên khi đặt vật ở đĩa cân bên này ta được 40g nhưng khi đặt vật sang bên kia ta cân được 44,1g. Khối lượng đúng của vật là?
bởi thu trang 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bán cầu đồng chất khối lượng 100g. Trên mép bán cầu đặt một vật nhỏ khối lượng 7,5g. Hỏi mặt phẳng của bán cầu sẽ nghiêng góc \(\alpha \) bao nhiêu khi có cân bằng. Biết rằng trọng tâm bán cầu ở cách mặt phẳng của bán cầu một đoạn \(\frac{{3R}}{8}\) (R - bán kính bán cầu)
bởi Nguyễn Minh Hải 22/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời