Bài tập 30.7 trang 85 SBT Vật lý 11
Tiếp Câu hỏi 30.6, tìm kết luận sai dưới đây về hệ ghép này.
A. F1’ =F2. B.O1O2 = f2 – f1
C. IJ kéo dài cắt trục chính tại F2 D. O1O2 = f1 + f2
Hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cao bao nhiêu?
bởi Minh Thắng 11/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’. Tính tỉ số \(\frac{h'}{h}\)
bởi Đặng Ngọc Trâm 11/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5 cm.
bởi Trịnh Lan Trinh 05/01/2022
a) Điểm cực viễn của mắt nằm ở đâu ? Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực viễn là bao nhiêu?
b) Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng : \(\Delta D = \left( {16 - 0,3n} \right)dp\) (với n là số tuổi tính theo đơn vị là năm).
Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho ba thấu kính ghép đồng trục đặt cách đều nhau 10 cm. Độ tụ của các thấu kính là \({D_1} = {D_3} = 10dp,{D_2} = - 10dp\)
bởi Trong Duy 05/01/2022
a) Chiếu tới hệ một chùm sáng song song với quang trục. Xác định đường đi của chùm sáng qua hệ.
b) Tìm vị trí một điểm A ở trên quang trục sao cho ảnh của A cho bở quang hệ đối xứng với A.
c) Giữ vị trí của A không đổi và đặt \({L_3}\) sát với \({L_2}\). Tìm lại vị trí ảnh của A cho bởi quang hệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho một thấu kính phân kì \({L_1}\) có tiêu cự 20 cm và một điểm sáng S ở rất xa trên trục chính của \({L_1}\). Để hứng được ảnh rõ nét của S trên một màn E vuông góc với trục chính của \({L_1}\) và cách \({L_1}\) 100 cm, người ta đặt thêm một thấu kính hội tụ \({L_2}\) đồng trục với \({L_1}\), ở trong khoảng \({L_1}\) và màn E. Khi xê dịch \({L_2}\) cho tiến lại gần hay ra xa \({L_1}\) ta chỉ tìm được một vị trí của \({L_2}\) để có ảnh rõ nét của S trên màn E.
bởi Ánh tuyết 05/01/2022
a) Tìm tiêu cự \({f_2}\) của \({L_2}\).
b) Tìm vị trí của thấu kính \({L_2}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai thấu kính cùng có một mặt phẳng và một mặt lồi có bán kính R = 15 cm, chiết suất n = 1,5 nhưng đường kính khẩu độ khác nhau, được ghép đồng trục với nhau như hình vẽ
bởi Vũ Hải Yến 05/01/2022
a) Đặt một vật nhỏ AB vuông góc với quang trục của hệ và cách hệ một đoạn d. Chứng tỏ rằng hệ thấu kính sẽ cho hai ảnh phân biệt.
b) Tìm điều kiện về d để hai ảnh trên cùng thật hay cùng ảo.
Chứng tỏ rằng nếu hai ảnh cùng ảo hay cùng thật thì độ lớn của chúng không thể bằng nhau.
c) Tìm d để hai ảnh trên có độ lớn bằng nhau. Tính số phóng đại của chúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ \({L_1}\) có tiêu cự \({f_1} = 30cm\) và cách thấu kính 36 cm. Sau \({L_1}\), ta đặt một thấu kính \({L_2}\) có tiêu cự \({f_2} = - 10cm\), đồng trục với \({L_1}\) và cách \({L_1}\) một đoạn a’.
bởi Mai Vàng 04/01/2022
a) Cho a = 200 cm. Xác định ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính.
b) a ở trong khoảng nào thì ảnh của AB cho bởi hệ là ảnh thật ?
c) Tìm a để độ lớn của ảnh cuối cùng của AB không phụ thuộc khoảng cách từ vật AB tới hệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thấu kính hội tụ L có một mặt phẳng và một mặt lồi bán kính R = 1 m. Chiết suất của thấu kính n = 1,5. Một điểm sáng S ở trên trục chính, cách L 2 m. Đặt một gương phẳng G vuông góc với trục chính của L, cách L là 7 m.
bởi Thùy Trang 05/01/2022
a) Chứng tỏ rằng ảnh cuối cùng của S cho bởi quang hệ có vị trí trùng với S.
b) Giữ nguyên vị trí của S và gương phẳng G. Hỏi có vị trí nào khác của thấu kính L trong khoảng từ S tới gương để ảnh cuối cùng của S cũng trùng với S ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hai thấu kính hội tụ \({L_1},{L_2}\) có cùng tiêu cự là 3 cm, được ghép đồng trục, cách nhau một đoạn a = 2 cm. Tìm vị trí của vật AB để ảnh cho bởi hệ thấu kính có độ lớn bằng độ lớn của vật.
bởi Tieu Giao 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho thấu kính \({L_1}\) có một mặt phẳng, một mặt lồi. Bán kính mặt lồi là 20 cm. Một thấu kính \({L_2}\) có một mặt phẳng, một mặt lõm. Bán kính mặt lõm là 30 cm. \({L_2}\) được ghép với \({L_1}\) như hình vẽ. Chiết suất của \({L_1}\) và \({L_2}\) bằng nhau là \(n = 1,5\).
bởi Anh Trần 05/01/2022
a) Đặt một vật AB ở trước \({L_1}\) một đoạn \(d = 40cm\), vuông góc với trục của hệ thấu kính. Xác định ảnh ảo tạo bởi quang hệ này và vẽ đường đi của một chùm sáng đi qua hệ.
b) Vật AB ở trong khoảng nào thì các ảnh cùng chiều với vật ?
c) Xác định khoảng cách từ AB tới hệ để trong hai ảnh trên có một ảnh thật, một ảnh ảo và ảnh này có độ lớn bằng ba lần độ lớn của ảnh kia.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thấu kính \({L_1}\) có chiết suất \(n = 1,5\); hai mặt lồi có bán kính bằng nhau và bằng 10 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ \({L_2}\) có tiêu cự 20 cm.
bởi bich thu 05/01/2022
a) Thấu kính \({L_1}\) cách \({L_2}\) một khoảng \(a = 30cm\). Một vật thật AB ở trước \({L_1}\), cách \({L_1}\) là 20 cm. Chùm sáng từ vật qua \({L_1}\) rồi qua \({L_2}\). Tìm vị trí và số phóng đại của ảnh cho bởi hệ.
b) Đặt \({L_2}\) sát với \({L_1}\). Chứng tỏ rằng hệ thấu kính này tương đương với một thấu kính L. Hỏi tính chất và tiêu cự của thấu kính tương đương này ?
c) Giữ nguyên vị trí của AB và \({L_1}\), thay đổi khoảng cách giữa hai thấu kính. Hỏi khoảng cách a giữa hai thấu kính là bao nhiêu để ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính là ảnh ảo ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thấu kính hội tụ \({L_1}\) có tiêu cự 50 cm. Thấu kính phân kì \({L_2}\) có tiêu cự 30 cm. Hai thấu kính được ghép đồng trục.
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 04/01/2022
a) Một vật thẳng AB được đặt vuông góc với quang trục của hệ, cách \({L_1}\) 30 cm. Chùm sáng từ vật qua \({L_1}\) rồi qua \({L_2}\). Hai thấu kính cách nhau 30 cm. Tìm vị trí và số phóng đại của ảnh.
b) Bây giờ đặt \({L_2}\) cách \({L_1}\) một khoảng \(\alpha \). Hỏi a bằng bao nhiêu thì độ lớn của ảnh cuối cùng không thay đổi khi ta di chuyển vật lại gần hệ thấu kính ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật sáng AB cách màn ảnh 150 cm. Trong khoảng giữa vật và màn ảnh, ta đặt một thấu kính hội tụ L coi như song song với vật AB. Di chuyển L dọc theo trục chính, ta thấy có hai vị trí của L để ảnh hiện rõ trên màn. Hai vị trí này cách nhau 30 cm.
bởi Thanh Truc 04/01/2022
a) Tìm tiêu cự của L.
b) Tìm số phóng đại của ảnh A’B’ ứng với hai vị trí trên của L.
c) Với thấu kính trên, phải đặt màn ảnh cách vật bao nhiêu thì chỉ có một vị trí của L cho ảnh rõ trên màn ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một điểm sáng S ở trước một thấu kính hội tụ L một đoạn 40 cm. Tiêu cự của \({L_1}\) là 30 cm. Điểm sáng cách trục chính của thấu kính 2 cm.
bởi Tuấn Tú 04/01/2022
a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh S’ cho bởi S.
b) Sát với \({L_1}\) ta đặt đồng trục một thấu kính \({L_2}\) có độ tụ \({D_2} = 5dp\). Xác định vị trí và tính chất của ảnh cho bởi hệ thấu kính.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu một chùm sáng hội tụ tới một thấu kính L và hứng chùm tia ló lên một màn phẳng E vuông góc với trục chính của L, ta được một vệt sáng tròn trên màn. Di chuyển tịnh tiến màn E ra xa hoặc lại gần thấu kính, ta thấy điện tích vệt sáng không đổi.
bởi na na 04/01/2022
a) Hỏi L là loại thấu kính gì ? Tại sao ?
b) Thấu kính này có hai mặt cầu với bán kính bằng nhau là 50 cm, chiết suất 1,5. Tìm độ tụ và tiêu cự của thấu kính.
c) Đặt một vật AB = 2 cm vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 40 cm. Xác định ảnh cho bởi thấu kính.
Theo dõi (0) 1 Trả lời