OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do


Ở bài học trước các em đã dược tìm hiểu về gia tốc, để hiểu rõ hơn về gia tốc hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do chương 3 trong chương trình Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do

a. Mục đích: Đo được gia tốc rơi tự do

b. Cơ sở lí thuyết:

Khi tác động của lực cản môi trường lên vật rơi là không đáng kể, mọi vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau. Đây chính là sự rơi tự do.

Khi một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a không đổi thì độ dịch chuyển của vật tại thời điểm t được xác định bằng biểu thức:

\(d = \frac{1}{2}a{t^2}\)

c. Dụng cụ:

- Giá đỡ (thanh nhôm) có gắn dây dọi (1)

- Cổng quang điện (2)

- Đồng hồ đo thời gian hiện số (3)

- Nam châm điện (4)

- Công tắc điện (5)

- Vật nặng

- Êke vuông ba chiều dùng để xác định vị trí đầu của vật rơi.

- Thước đo có độ chính xác đến mm.

1.2. Thực hiện thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do

Tiến hành thí nghiệm:

- Bước 1: Bố trí thí nghiệm như gợi ý trong Hình 8.2

+ Lắp nam châm điện ở đầu trên của thanh nhôm, nối với cổng A của đồng hổ điện tử thông qua công tắc điện.

+ Cổng quang điện ở dưới, cách nam châm điện một đoạn d và được nối vào cổng B của đồng hồ.

- Buớc 2: Điều chỉnh cho giá đỡ thẳng đứng bằng các vít ở đế sao cho quả nặng của dây dọi sẽ nằm ở tâm lỗ tròn. Thiết lập đồng hồ đo thời gian hiện số chế độ A <-> B để đo thời gian từ lúc thả đến khi vật chắn cổng quang điện.

- Bước 3: Đặt vật rơi vào vị trí nam châm điện, dùng êke vuông ba chiều để xác định vị trí ban đầu của vật. Ấn nút RESET trên mặt đồng hồ để đưa chỉ thị số về giá trị 0.000. Nhấn công tắc điện để kích thích vật rơi và khởi động đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Bước 4: Khi vật rơi và chắn các tia hồng ngoại của cổng quang điện, đồng hồ sẽ dừng, Đọc thời gian rơi trên đồng hồ và ghi số liệu vào Bảng 8.1.

Lưu ý: Thực hiện thí nghiệm với ít nhất 3 giá trị d khác nhau. Ứng với mỗi giá trị của d, tiến hành đo thời gian rơi của vật 5 lần.

ADMICRO
ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Vật Lý 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thiết kế và thực hiện thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do

2.1. Trắc nghiệm Bài 8 môn Vật Lý 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 8 môn Vật Lý 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 48 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 1 trang 48 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 2 trang 48 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 3 trang 49 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 4 trang 49 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 49 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 49 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 8 Vật Lý 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF