OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 KNTT Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học


Xin giới thiệu đến các em học sinh bài giảng Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan cách giải một số dạng bài toán liên quan đến môn Lý 10... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước giải chính

- Chọn vật khảo sát chuyển động. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật, trong đó làm rõ phương, chiều và điểm đặt của từng lực.

- Chọn hai trục vuông góc Ox và Oy; trong đó trục Ox cùng hướng với chuyển động của vật hay cùng hướng với lực kéo khi vật đứng yên. Phân tích các lực theo hai trục này. Áp dụng định luật 2 Newton theo hai trục toạ độ Ox và Oy.

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{Ox:{\rm{ }}{F_x} - {F_{1x}}{\rm{ }} + {\rm{ }}{F_{2x}}{\rm{ }} + ... = m.{a_x}{\rm{ }}\left( 1 \right)}\\
{Oy:{\rm{ }}{F_y} = {F_{1y}}{\rm{ }} + {\rm{ }}{F_{2y}}{\rm{ }} + {\rm{ }}.. = 0{\rm{ }}\left( 2 \right)}
\end{array}} \right.\)

- Giải hệ phương trình (1) và (2) để tìm gia tốc hay tìm lực, tuỳ từng bài toán.

1.2. Các loại bài toán

a. Bài toán xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật

Ví dụ. Một người đẩy một thùng hàng, khối lượng 50 kg, trượt trên sàn nhà. Lực đẩy có phương nằm ngang với độ lớn là 180 N. Tính gia tốc của thùng hàng, biết hệ số ma sát trượt giữa thùng hàng và sàn nhà là 0,25. Lấy g = 9,8 m/s2.

Giải

Thùng hàng chịu tác dụng của bốn lực: trọng lực \(\overrightarrow P \), lực đẩy \(\overrightarrow F \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow F \)ms của sàn (Hình 20.1a).

Coi thùng hàng như một chất điểm (Hình 20.1b).

Hình 20.1

Áp dụng định luật 2 Newton cho chuyển động của vật theo hai trục Ox, Oy:

\(\left\{ \begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x} - F - {\rm{ }}{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}m.{a_x}{\rm{ }} - {\rm{ }}ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} = N - P = 0
\end{array} \right.\)

Giải hệ phương trình:

N=m.g = 50.9,8 = 490 N

Fms = \(\mu \). N = 0,25.490 = 122,5 N

\(a = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \frac{{180 - 122,5}}{{50}} = 1,15m/{s^2}\)

Thùng hàng trượt với gia tốc a= 1,15 m/s2 cùng chiều với trục Ox.

b. Bài toán xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc

Ví dụ 1. Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm ngang bằng một lực \(\overrightarrow F \) (Hình 20.2). Khối lượng của thùng là 35 kg. Hệ số ma sát giữa sàn và đáy thùng là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.

Tính độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp:

a) Thùng trượt với gia tốc 0,2 m/s2.

b) Thùng trộn đều.

Hình 20.2

Giải

Thùng chịu tác dụng của bốn lực: trọng lực \(\overrightarrow P  = m.\overrightarrow g \), lực kéo \(\overrightarrow F \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow Fms \) của mặt sản (Hình 20.3a).

Hinh 20.3

Coi thùng như một chất điểm (Hình 20.3b) và áp dụng định luật 2 Newton cho các lực thành phần theo các phương Ox, Oy.

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}F - {\rm{ }}{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}m{a_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} = N - P = 0{\rm{ }}\left( 2 \right)
\end{array}\\
{{F_{ms}} = \mu N\;}
\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình:

Từ (2) → N = mg

Suy ra: Fms = \(\mu \)N = \(\mu \)mg

Thay vào (1), ta được:

F = m.a + \(\mu \).m.g

F = m(a + \(\mu \).g)

a) Thùng trượt với gia tốc a= 0,2 m/s2

F= m(a + \(\mu \).g) = 35(0,2 +0,3.9,8) = 109,9 N.

b) Thùng trượt đều (a = 0)

F= \(\mu \)m.g = 0,3.35.9,8 = 102,9 N.

Ví dụ 2. Một chiếc hộp gỗ được thả trượt không vận tốc ban đầu, từ đầu trên của một tấm gỗ dài L= 2 m. Tấm gỗ đặt nghiêng 30° so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa đáy hộp và mặt gỗ là 0,2. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi sau bao lâu thì hộp trượt xuống đến đầu dưới của tấm gỗ?

Giải

Hộp (coi là chất điểm) chịu tác dụng của ba lực: trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow Fms \)

Hình 20.4

Phân tích trọng lực \(\overrightarrow P \) thành hai lực thành phần \(\overrightarrow Px \), \(\overrightarrow Py \) (Hình 20.4b) và áp dụng định luật 2 Newton theo hai trục Ox, Oy:

\(\left\{ \begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}m.g.sin\alpha  - {F_{ms}} = m{a_x} = ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} - N - m.g.cos\alpha {\rm{ }} = {\rm{ }}0\,\,\,(2)\\
{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\mu N
\end{array} \right.\)

Giải hệ phương trình: \(a = g(\sin \alpha  - \mu \cos \alpha )\) 

Thay số, ta được: a = g(sin30o – 0,2cos30o)= 3,2 m/s2

Hộp trượt xuống với gia tốc a= 0,64 m/s2, cùng chiều với trục Ox.

Áp dụng công thức:

\(L = \frac{1}{2}a{t^2} \to t = \sqrt {\frac{{2L}}{a}}  = \sqrt {\frac{{2.2}}{{3,2}}}  \approx 1,1s\)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần, khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất. Lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng tác dụng vào cùng một vật bằng nhau tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng?

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng Mặt Trăng là M ⇒ khối lượng Trái Đất là 81 M

Bán kính Trái Đất là R thì khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng là 60 R

Gọi h là khoảng cách điểm cần tìm đến tâm Trái Đất ⇒ khoảng cách từ điểm đó đến tâm Mặt Trăng là 60R - h (R, h > 0)

Theo bài ra: lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật đó cân bằng với lực hút từ Mặt trăng tác dụng vào vật

Fhd1 = Fhd2

Bài 2: Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc α = 35° so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách với mặt bàn là μ = 0.5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9.8 m/s2.

Hướng dẫn giải

Quyển sách chịu tác dụng của ba lực: trọng lực F , lực pháp tuyến N và lực ma sát Fms của mặt bàn.

Áp dụng định luật II Niu-tơn theo hai trục toạ độ.

Ox: Fx = Psinα – Fms = max = ma

Oy: Fy = N – Pcosα = may = 0

Fms = μN

Giải hệ phương trình ta được:

a = g. (sinα - μcosα) = 9.8.(sin35° - 0,50.cos35°)

⇒ a = l.6 m/s2, hướng dọc theo bàn xuống dưới.

Bài 3: Hai vật có khối lượng lần lượt là m= 5 kg và m= 10 kg được nối với nhau bằng một sợi dây không dãn và được đặt trên một mặt sàn nằm ngang. Kéo vật 1 bằng một lực \(\overrightarrow F \)nằm ngang có độ lớn F = 45 N. Hệ số ma sát giữa mỗi vật và mặt sàn là \(\mu  = 0,2\). Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Tính gia tốc của mỗi vật và lực căng của dây nối.

Hướng dẫn giải

Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ:

Theo định luật 2 Newton cho hệ vật, ta có:

\(\overrightarrow {{P_1}}  + \overrightarrow {{P_2}}  + \overrightarrow {{N_1}}  + \overrightarrow {{N_2}}  + \overrightarrow F  + \overrightarrow {{F_{ms1}}}  + \overrightarrow {{F_{ms2}}}  + \overrightarrow {{T_1}}  + \overrightarrow {{T_2}}  = ({m_1} + {m_2}).\overrightarrow a \)      (1)

Chiếu (1) lên Ox, ta có

\(\begin{array}{l}F - {F_{ms1}} - {F_{ms2}} - {T_1} + {T_2} = ({m_1} + {m_2}).a\\ \Leftrightarrow F - \mu ({N_1} + {N_2}) = ({m_1} + {m_2}).a\end{array}\)

\( \Leftrightarrow a = \frac{{F - \mu ({N_1} + {N_2})}}{{{m_1} + {m_2}}}\)                                   (2)

(do \({T_1} = {T_2}\))

Chiếu (1) lên Oy, ta có:

\(\begin{array}{l}{N_1} + {N_2} - {P_1} - {P_2} = 0\\ \Leftrightarrow {N_1} + {N_2} = {P_1} + {P_2}\\ \Leftrightarrow {N_1} + {N_2} = ({m_1} + {m_2}).g\end{array}\)

Thay \({N_1} + {N_2} = ({m_1} + {m_2}).g\) vào (2), ta có:

\(\begin{array}{l}a = \frac{{F - \mu .g({m_1} + {m_2})}}{{{m_1} + {m_2}}}\\ \Leftrightarrow a = \frac{{45 - 0,2.9,8.(5 + 10)}}{{5 + 10}}\\ \Leftrightarrow a = 1,04(m/{s^2})\end{array}\)

Xét vật 1

Theo định luật 2 Newton, ta có

\(\overrightarrow {{P_1}}  + \overrightarrow {{N_1}}  + \overrightarrow F  + \overrightarrow {{F_{ms1}}}  + \overrightarrow {{T_1}}  = {m_1}.\overrightarrow a \)           (3)

Chiếu (3) lên Ox, có

\(\begin{array}{l}F - {F_{ms1}} - {T_1} = {m_1}.a\\ \Leftrightarrow {T_1} = F - \mu {N_1} - {m_1}.a\end{array}\)

Chiếu (3) lên Oy, ta có \({N_1} = {P_1} = {m_1}.g\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {T_1} = F - \mu {m_1}g - {m_1}.a\\ \Leftrightarrow {T_1} = 45 - 0,2.5.9,8 - 5.1,04\\ \Leftrightarrow {T_1} = 30(N)\end{array}\)

Vậy gia tốc của hai vật là 1,04 m/s2 và lực căng của dây nối là 30 N.

ADMICRO

Luyện tập Bài 20 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Hiểu được rõ mối quan hệ giữa các đại lượng của môn Vật lý

- Biết vận dụng định kiến thức để giải một số dạng bài tập liên quan.

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 82 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 82 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 82 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 82 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 20 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF