OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 KNTT Bài 17: Trọng lực và lực căng


Có những loại lực nào? Em hiểu thế nào là trọng lực, trọng lượng? Thế nào là lực căng ?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 17: Trọng lực và lực căng môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức. Chúc các em học tốt nhé !

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trọng lực

a. Trọng lực

- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực là một trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

- Trọng lực được kí hiệu là vectơ \(\overrightarrow P \), có:

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều hướng về phía tâm Trái Đất.

+ Điểm đặt của trọng lực gọi là trọng tâm của vật.

+ Độ lớn: P = m.g.

b. Trọng lượng

- Khi vật đứng yên trên Trái Đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật: P = m.g

- Ở gần mặt đất, gia tốc rơi tự do có giá trị gần đúng g = 9,8 m/s2.

c. Phân biệt trọng lượng và khối lượng

- Trọng lượng của một vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi.

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Vì vậy, khối lượng của một vật không thay đổi khi ta chuyển nó từ nơi này đến nơi khác.

1.2. Lực căng

- Khi dùng hai tay kéo dãn một sợi dây cao su, ta thấy dây cao su cũng kéo trở lại hai tay. Khi một sợi dây bị kéo thì ở tại mọi điểm trên dây, kể cả hai đầu dây xuất hiện lực để chống lại sự kéo (Hình 17.4), lực này gọi là lực căng, kí hiệu là \(\overrightarrow T \).

Hình 17.4

- Mỗi sợi dây chỉ chịu được một lực căng giới hạn. Khi lực tác dụng lên dây vượt quá giá trị giới hạn này thì dây sẽ đứt.

- Trong Hình 17.6, nếu khối lượng của ròng rọc và của dây đều nhỏ so với khối gỗ (có thể bỏ qua) thì lực căng ở các điểm trên dây có độ lớn bằng nhau.

Hình 17.6

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên trái đất có gia tốc rơi tự do là 9,8 \(m/s^{2}\), ta được P=9.8N. Nếu đem vật  này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do là 9,78 \(m/s^{2}\) thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải 

Khối lượng của vật là : m=P/g = 9.8 : 9.8 =1 (kg)

Trọng lượng của vật ở nơi có gia tốc 9,78 \(m/s^{2}\) là :P= m.g = 1x9.78=9.78 (N)

Bài 2: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới

B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên

C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.

D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Hướng dẫn giải 

Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau ⇒ Đáp án C

Bài 3: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

A. tập giấy có khối lượng lớn hơn.

B. quả cân có trọng lượng lớn hơn.

C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.

D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Hướng dẫn giải 

Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

- Hiểu được trọng lực hay trọng lượng của vật là gì? Nêu được phương và chiều của trọng lực.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 69 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 69 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 70 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 1 trang 70 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 2 trang 70 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 3 trang 70 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 71 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 71 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.1 trang 31 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.2 trang 31 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.3 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.4 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.5 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.6 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.7 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.8 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.9 trang 32 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.10 trang 33 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 17.11 trang 33 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF