OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 KNTT Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật Lý


Cùng HOC247 đi tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Khi làm thí nghiệm cần đảm bảo người làm thí nghiệm không gặp nguy hiểm, đồ dùng, thiết bị không bị hư hỏng, cháy nổ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm? thông qua nội dung bài học số 2 Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

a. Sử dụng các thiết bị điện

- Trong số các thí nghiệm vật lí phổ thông thì các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất.

- Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

        

a) Máy biến áp                                   b) Bộ chuyển đổi điện áp

Hình 2.1. Hai loại thiết bị cung cấp nguồn điện

b. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thuỷ tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây cháy hoặc nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thuỷ tinh.

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

c. Sử dụng các thiết bị quang học

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm.

1.2. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật Lý

a. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

- Việc thực hiện sai thao tác sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên.

b. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

- Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo.

- Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (thiết bị đo điện với các chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp và đo dòng điện AC, DC), cần lưu ý:

+ Chọn chức năng và thang đo phù hợp.

+ Cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.

Lưu ý:

- Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Một số lưu ý:

+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện. Đra toàn bộ các hoá chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

+ Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hydrocacbon hoặc các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,...

+ Không được sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm như magnesium, các chất cháy có khả năng tách oxygen nhir peroxide, chlorate, potassium nitrate,...

c. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

- Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và những hoá chất, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng hoá chất dễ cháy, nổ.

1.3. Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

- Tất công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

- Chỉ cắm dây cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế của dụng cụ.

- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

- Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

Các biển báo trong phòng thí nghiệm

Lưu ý: Khi phát hiện người bị điện giật cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc sử dụng vật cách điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở Hình 2.2 và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm trong khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

Hướng dẫn giải

- Nhiệt kế: dùng để đo nhiệt độ của nước, hoạt động dựa trên cơ sở dãn nở vì nhiệt của các chất như: thủy ngân, rượu, ... được làm bằng thủy tinh dễ vỡ Khi tiến hành thí nghiệm cần cẩn thận, không để làm rơi, vỡ do thủy ngân trong nhiệt kế là một chất rất độc hại.

- Bình thủy tinh chịu nhiệt: có thể chịu được nhiệt độ rất cao => không dùng tay cầm trực tiếp vào bình.

- Đèn cồn: dùng để đun sôi nước. Được thiết kế gồm:

+ 1 bầu đựng cồn bằng thủy tinh

+ 1 sợi bấc thường được dệt bằng sợi bông

+ 1 chiếc chụp đèn bằng thủy tinh hoặc kim loại.

Lưu ý:

+ Không nên kéo sợi bấc quá dài

+ Không trực tiếp thổi tắt ngọn lửa đèn cồn vì sẽ làm ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Cách tốt nhất để tắt đèn là đậy nắp đèn cồn lại.

Bài 2: Dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí. Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

a) Cắm phích điện vào ổ

b) Rút phích điện

c) Dây điện bị sản

d) Chiếu tia laser

e) Đun nước trên đèn cồn

Hướng dẫn giải

Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4 là:

a) Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện => bị giật

b) Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện => có thể làm dây điện bị đứt

c) Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ => rất dễ bị giật điện

d) Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt

e) Đun nước trên đèn cồn: để lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn => hư hỏng thiết bị thí nghiệm.

- Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:

+ Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện

+ Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao

+ Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn

+ Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo

+ Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được một số phương pháp:

- Đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành, cần đọc kĩ hướng dẫn và các kí hiệu trên thiết bị.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong phòng thực hành.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 12 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 13 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 3 trang 13 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 4 trang 14 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 14 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 14 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 5 trang 15 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF