OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

14/05/2017 1009.97 KB 11111 lượt xem 134 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170514/986936226439_20170514_213936.pdf?r=4322
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu dưới đây sẽ gợi ý cho các em cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng dòng sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Học 247 mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Chúc các em có một kế hoạch ôn thi hiệu quả. Ngoài ra, để củng cố những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo bài giảng Người lái đò sông Đà.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các em xem thêm video bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về hình tượng con sông Hương. Để từ đó giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương trên cả 3 phương diện: phương diện tự nhiên, phương diện lịch sử và phương diện văn hóa, thi ca. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Cảm nhận về hình tượng sông Hương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường với bút kí hấp dẫn bằng những áng văn đẹp đẽ sang trọng, lấp lánh trí tuệ, mê đắm tài hoa)
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng dòng sông Hương trong tác phẩm

b. Thân bài

  • Giới thiệu chung:
    • Là một bút kí đặc sắc thể hiện phong cách tài hoa uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
    • Dòng sông Hương hiện lên trong tác phẩm như một biểu tượng dành riêng cho Huế, tượng trưng cho những nét tính cách, tâm hồn Huế.
  • Nội dung cần làm rõ:
    • Sông Hương – bản tình ca của rừng già và sông Hương – cô gái Di-Gan phóng khoáng, man dại.
      • Ngay từ ngọn nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn của Trường Sơn hùng vĩ, sông Hương toát lên một vẻ đẹp tràn đầy sức sống, vừa hùng tráng, vừa trữ tình như một “bản trường ca của rừng già”, rầm rộ giữa bóng cây của đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc…, cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa Đỗ Quyên.
      • Tác giả còn hình tượng hóa sông Hương như một cô gái mà rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
    • Sông Hương – người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
      • Sông Hương mang một vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ
      • Sông Hương như một người mẹ hiền không ngừng duy trì “bồi đắp phù sa” màu mỡ cho cả một vùng văn hóa lịch sử được hình thành nơi đôi bờ sông Hương – xứ Huế.
    • Trước khi trở thành người tình dịu dàng, chung thủy của kinh thành Huế, sông Hương có hàng trăm năm văn hiến, trải qua một hành trình gian truân và thử thách
    • Sông Hương còn mang nét đẹp vừa tình tứ mà dịu dàng kín đáo
    • Sông Hương mang những nét đẹp trữ tình, lãng mạn, cổ kính nghìn xưa, là con sông của thơ ca và hội họa
    • Sông Hương là thiên sử thi viết giữa màu lá cỏ xanh biếc,  mang sức mạnh quật cường, bất khuất của dân tộc
  • Nhận xét
    • Sông Hương vừa mang vẻ đẹp mạnh mẽ, vừ mang vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo; là áng văn trữ tình mơ mộng đặc trưng cho xứ Huế.
    • Có lẽ, bên trong sâu thẳm, sông Hương mang  vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc, của tiếng nói dân tộc ngàn đời.
    • Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng nên hình tượng sông Hương không hề có chút đơn điệu mà vô cùng sống động và có hồn, sông hương dường như biến hóa đa dạng trong từng hoàn cảnh mà vẫn toát lên sức hút sâu đậm với độc giả một cách kín đáo, đằm thắm, vang vọng biết bao.

c. kết bài

  • Khẳng định vẻ đẹp hình tượng sông Hương là tiêu biểu cho tâm hồn, phẩm cách xứ Huế đồng thời khẳng định giá trị của dòng sông đối với văn học và dân tộc
  • Nêu cảm nhận, liên tưởng của cá nhân 

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Gợi ý làm bài

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một bài tuỳ bút mang tầm cỡ một tác phẩm văn chương. Trong áng văn này, với tình yêu quê hương sông núi, tác giả đã nói về dòng chảy và vẻ đẹp của con sông Hương đoạn ở thượng nguồn, đoạn từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ, đoạn từ ngoại Ô Kim Long đến Cồn Hến, và đoạn sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi...

Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ "một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thẳm", vừa mang vẻ đẹp "dịu dàng và say đắm giữa những  dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa "phóng khoáng và man dại" như một nửa cuộc đời cô gái Di-gan, biểu lộ sức mạnh bản năng ở người con gái, vừa mang sắc đẹp "dịu dáng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoa xứ sở".

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ, đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với những con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với những bài ca điệu hò dân gian dịu ngọt. Tác giả bài tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông đã nói hộ lòng ta những tìnhcảm sâu sắc, tốt đẹp ấy.

Bài tuỳ bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang - văn tuyệt bút.

Vừa rồi là trích dẫn tài liệu tham khảo về đề tài cảm nhận hình tượng sông Hương qua tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông?. Mong rằng qua tài liệu này các em có thể năm các ý chính và các kĩ năng để viết một bài văn thật sâu sắc. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông để củng cố toàn bộ kiến thức đã học. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF