OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài Thương vợ của Trần Tế Xương

06/09/2017 905.94 KB 41300 lượt xem 223 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170906/402267375123_20170906_161334.pdf?r=5331
ADMICRO/
Banner-Video

Để cảm nhận sâu sắc hơn về hình tượng bà Tú được Tú Xương khắc họa qua bài thơ Thương vợ, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây. Mong rằng, với tài liệu Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, các em sẽ có thêm một tài liệu hay về tác phẩm Thương vợ. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và bổ ích.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Thể loại, nội dung bài thơ
    • Đề tài người vợ, người vợ khi còn sống: đề tài hiếm hoi.
  • Phân tích chi tiết hình tượng bà Tú.
    • Hai câu đề:
      • Câu 1: Từ ngữ tinh tế: quanh năm, buôn bán , mom sông:cách nói về thời gian, địa điểm, nghề nghiệp làm ăn của bà Tú, bà Tú vất vả, làm nghề buôn bán ở mom sông hết ngày nàu tháng khác khiến nỗi vất vả càng tăng lên gấp bội .
      • Câu 2: nói rõ hơn sự vất vả của bà Tú: một mình phải mang gánh nặng nuôi cả gia đình; năm con với một chồng. → Bà Tú tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó
    • Hai câu thực:   
      • Biện pháp đối, sử dụg từ láy… gợi lên cảnh làm ăn tội nghiệp, lam lũ, vì chồng vì con phải bon chen nơi chợ búa, nơi chuyến đò đầy nguy hiểm.
      • Hình ảnh thân cò lăn lội: hình ảnh đã có trong ca dao. Tú Xương nâng lên thành thân cò, ý thơ như xoáy vào nỗi cơ cực, nặng nề của bà Tú → Nỗi vất vả của bà Tú
    • Hai câu luận: Nghệ thuật đối, sử dụng thành ngữ…. →là tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của bà Tú. Bà Tú đã đành chấp nhận số phận nên dù có vất vả năm nắng mười mưa bà cũng không quản ngại
    • Hai câu kết: Là tiếng cười “chửi” của ông Tú: chửi thói đời ăn ở bạc và tự chửi tự trách chính mình đã ở bạc bẽo với vợ. ⇒ Thái độ của Tú Xương với vợ, với đời.

c. Kết bài

  • Nhấn mạnh lại hình tượng của bà Tú: một người vợ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh Hình tượng của bà cũng là điển hình rất đẹp về người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương, chịu khó, hi sinh vì chồng vì con.
  • Khẳng định vấn đề,  nêu suy nghĩ của bản thân hoặc liên hệ mở rộng.

Bài văn mẫu

​Đề bài: Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.

Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằng không gian mom song, quãng vắng, buổi đò đông. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong những không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ bé, cô đơn, tội nghiệp hơn.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Thói đời” ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra những người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình.

Có thể nói với “Thương vợ”, Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.

Vừa rồi là trích dẫn một phần tài liệu về vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ trong chương trình Ngữ văn 11. Học 247 hi vọng, tài liệu trên sẽ giúp các em hệ thống kiến thức trọng tâm đã học một cách dễ nhớ bằng sơ đồ tư duy và hỗ trợ các em ôn tập tốt hơn với dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Chúc các em có thêm tài liệu hay!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm những hướng dẫn soạn bài Thương Vợbài giảng Thương Vợ để nắm vững hơn kiến thức trọng tâm và cần thiết của bài học. Bên cạnh đó, Học 247 mời các em tham khảo một số dạng văn mẫu khác có liên quan đến bài thơ Thương Vợ để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này:

 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF