OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

19/07/2017 961.25 KB 18764 lượt xem 204 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170719/604867678949_20170719_173839.pdf?r=6881
ADMICRO/
Banner-Video

Thương vợ là tấm lòng của nhà thơ tài hoa Trần Tế Xương đối với vợ. Bài thơ là khúc ca sinh động, là tấm lòng của một người chồng chân thành, ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Để hiểu rõ hơn về khúc ca ấy, để biết thêm về tấm lòng chân thành ấy, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích bài thơ Thương vợ dưới đây.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Tú Xương và tác phẩm Thương Vợ.
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Hình ảnh bà Tú
    • Hai câu đề
      • Công việc: buôn bán
      • Địa điểm: mom sông (mom đất nhỏ nhô ra ngoài sông) → gợi nguy hiểm, không vững chãi.
      • Thời gian: quanh năm → liên tục, lặp lại, khép kín.
      • Cụm từ “Năm con với một chồng”: xếp ngang hàng con và chồng chưa đủ, hạ hơn nữa đứng cuối xuống hàng, lại tách ra một tí và đếm là một? → tự trào, hóm hỉnh của Tú Xương.
      • Nhà thơ thể hiện sự thán phục đồng thời cũng kín đáo tự nhận mình là vô tích sự, làm khổ vợ con.
    • Hai câu thực: 
      • Sự vất vả, cực nhọc, lam lũ qua hình ảnh bà Tú
      • Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội đứng trước danh từ chủ thể → cực tả sự vất vả, nhọc nhằn
      • Nghệ thuật ẩn dụ: thân cò → hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé.
      • Nghệ thuật đối: Lặn lội >< eo sèo , quãng vắng >< đò đông
      • Một cuộc sống bấp bênh, bà Tú vẫn đảm đang, chu đáo với gia đình.
    • Hai câu luận
      • Các thành ngữ:  Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa:
      • Cách kết hợp từ tăng tiến, ẩn dụ cho nỗi vất vả, nhọc nhằn.
      • Nghệ thuật: Đối- năm nắng mười mưa >< dám quản công → hi sinh thầm lặng.
      • Sử dụng thành ngữ nhấn mạnh người vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm.
      • Chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ Việt Nam, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ hương xót, mà còn thương cảm thấm thía.
    • Tiếng chửi đời và tấm lòng của ông Tú (Hai câu kết)
      • Cha mẹ thói đời: chửi thói đời sinh ra loại người như ông.
      • Tự nhận lỗi về mình:
      • Ăn ở bạc: lòng thì không bạc bẽo với vợ, nhưng bề ngoài thì sự ăn ở thật hững hờ: gánh nặng con cái, thậm chí cả bản thân ông cũng trút cho vợ.
      • Có cũng như không: vô trách nhiệm với mình, với vợ nên ông  Câu thơ tự mỉa mai, chửi mình. Đấy là cách chuộc lỗi.

c. Kết bài

  • Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật
  • Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ, liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Gợi ý làm bài

“Thân em như của ấu gai.

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen,

Ai ơi nếm thử mà xem.

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi,”

(Ca dao)

Hình ảnh của người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho nền văn chương kim cổ Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của một người chồng đã ít nay lại viết về người vợ đang sống lại còn hiếm hoi hơn. Và Trần Tế Xương là một trong những bậc thức giả hiếm hoi của nền thơ ca trung đại Việt Nam đã đưa hình ảnh người vợ tần tảo của mình ngay khi bà vẫn còn là một đóa hoa tươi tắn trên đường đời vào những dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng làm bật lên được đức hi sinh đảm đang, tấm lòng tháo vát chịu thương chịu khó của người bạn đời, bà Tú, qua đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân đến người vợ của mình :

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hai câu thơ khép lại tác phẩm là lời tự rủa mát mình của Tú Xương nhưng lại mang đậm ý nghĩa lên án xã hội sâu sắc góp phần khẳng định tình cảm của ông đối với bà Tú là vô bờ bến. Người chồng ấy tuy “ăn lương vợ” nhưng không hề “ở bạc”, “hờ hững” mà rất chu đáo, luôn dõi theo từng bước đi của bà trên đường đời và đặc biệt là luôn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với vợ. Thi phẩm kết thúc thật bất ngờ: vừa thấm đượm cái bi, cái bất hạnh trong niềm riêng của tác giả, lại vừa dí dỏm, hài hước.

Nói tóm lại, bài thơ “Thương vợ” là một thi phẩm mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Với chất thơ bình dị mà trữ tình pha chút trào phúng, Tú Xương đã không những khắc họa nên một bức chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó của mình mà còn thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của bản thân và hình ảnh bà Tú cần mẫn, đầy lo toan đó chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ: vừa mộc mạc, chất phát, vừa cứng rắn, mạnh mẽ.

Vừa rồi là tài liệu phân tích bài thơ Thương vợ bao gồm: sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Học 247 mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Thương Vợbải giảng Thương Vợ để nắm thêm những kiến thức cần thiết, giúp các em ôn tập và hiểu sâu hơn về bài thơ Thương Vợ. Hơn nữa, các em có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về bài học với một số tài liệu văn mẫu dưới đây:

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF