Nhằm giúp các em hiểu hơn và cảm nhận tốt hơn về bài thơ Thương Vợ, Học 247 mời các em tham khảo bài tài liệu Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả dưới đây. Mong các em sẽ có thêm bài văn mẫu hay, và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Trần Tế Xương và bài thơ Thương Vợ
- Dẫn dắt vào vấn đề: Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Tác giả Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ Nôm. Có bài được thuộc mảng trào phúng có bài thuộc mảng trữ tình và có cả bài vừa trào phúng vừa trữ tình. Tuy nhiên, có thể nói ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học cận đại của dân tộc. Đọc thơ ông ta cảm được một giọng thơ vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa
- Thể loại: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Chủ đề: Bài thơ Thương vợ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người mẹ, của người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó vì hạnh phúc chồng con.
- Phân tích để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của Tú Xương
- Qua bốn câu đầu, hình ảnh bà Tú hiện lên cụ thể, sinh động. Đó là một người vợ mắn đẻ đông con, tần tảo, đảm đang kiếm sống gánh vác cả một gia đình đông đúc. (Những từ ngữ có giá trị tạo hình: mom sông, lặn lội thân cò, quãng vắng, eo sèo, buổi đò đông,…)
- Câu thơ thứ hai mang ý nghĩa và sắc thái tự trào hóm hỉnh. Một ông chồng phong lưu vô công rồi nghề "ăn lương vợ". Một đàn con đông đúc: năm đứa. Tất cả đều được bà Tú "nuôi đủ". Các số từ "năm", "một" do ông Tú đếm hay do bà Tú nhẩm tính về miệng ăn, về cái gánh nặng gia đình mình.
- Tú Xương có vần thơ tự trào nói rõ thêm về hai chữ "nuôi đủ" ấy: ("Tiền bạc phó cho con mẹ kiếm,/ Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi". - Tự cười mình)
- Hai câu 5,6 nói lên đức hi sinh thầm lặng, sự chịu thương chịu khó của bà Tú, một người vợ, một người mẹ đôn hậu, thảo hiền. Các thành ngữ dùng rất đắt: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa (Một duyên hai nợ âu đành phận/Năm nắng mười mưa dám quản công).
- Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa chua chát "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc". "Cái thói đời" đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ "ăn ở bạc" vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: "Vợ lăm le ở vú - Con tấp tểnh đi bồi - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi".
- Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: "Có chồng hờ hững cũng như không?". "Như không" gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi đau thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!
- Qua bốn câu đầu, hình ảnh bà Tú hiện lên cụ thể, sinh động. Đó là một người vợ mắn đẻ đông con, tần tảo, đảm đang kiếm sống gánh vác cả một gia đình đông đúc. (Những từ ngữ có giá trị tạo hình: mom sông, lặn lội thân cò, quãng vắng, eo sèo, buổi đò đông,…)
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá
- Mở rộng vấn đề (bằng suy nghĩ và cảm xúc của mỗi cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả
Gợi ý làm bài
Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là "con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ", một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng:
"Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười;
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ."
Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: "Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi".
"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời - hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc" (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà:
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
"Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng,
Mẹ hiền, vợ đức đã treo gương.
Nếm chung trời Việt trăm cay đắng,
Vững với con Côi một mối giường .
Bia miệng đã nên trang khổn phạm,
Nếp nhà không thẹn dấu văn chương
Tấm thân tuy thác, danh nào thác,
Hồn cũng thơm lây dưới suối vàng".
Bài thơ của Á Nam giúp ta hiểu hơn Tú Xương và bà Tú, và chúng ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp của tấm lòng Tú Xương được nói đến trong bài "Thương vợ".
Trên đây là một trong những đề tài hay về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, Học 247 mong rằng, qua tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn về nhân cách, con người Tú Xương, hiểu hơn về tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả. Chúc các em có thêm bài văn mẫu và tài liệu hay.
Hơn nữa, để ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản của bài học, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Thương Vợ và bải giảng Thương Vợ. Ngoài ra, các em có thể có sưu tầm và học hỏi thêm những tài liệu hay về bài thơ Thương Vợ qua một số bài văn mẫu dưới đây:
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024122 - Xem thêm