Thương vợ của Trần Tế Xương là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được viết bằng chữ Nôm. Cả bài thơ là hình ảnh của một bà Tú tần tảo sớm hôm vất vả nuôi chồng nuôi con. Đồng thời, đây cũng là tiếng lòng của ông Tú dành cho vợ mình. Không dùng chữ nghĩa, câu cú cầu kì, bài thơ của Tú Xương đã đi vào lòng người đọc nhờ nội dung và nghệ thuật bình dị, trong sáng. Vậy để lập được dàn ý về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ này, các em cần triển khai theo hướng nào? Học247 xin giới thiệu cho các em bài hướng dẫn lập dàn ý cho đề bài này với hai nội dung chính gồm: sơ đồ tóm tắt gợi ý và dàn bài chi tiết. Mời các em cùng theo dõi!
A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
B. DÀN BÀI CHI TIẾT
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ
- Trần Tế Xương (1870 – 1907), là nhà thơ tuy có cuộc đời ngắn ngủi nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông tỏa ra hai nhánh: trào phúng và trữ tình.
- Bài thơ Thương vợ là bài thơ viết về bà Tú, một người vợ chịu thương chịu khó, tần tảo sớm hôm để gánh vác gia đình. Bài thơ chủ yếu mang đậm chất trữ tình nhưng ẩn chứa bên trong có sự trào phúng.
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài
- Nêu những nét khái quát chung về bài thơ Thương vợ
- Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú (viết bằng chữ Nôm)
- Đề tài: viết về bà Tú (vợ của Tú Xương). Bà Tú là Phạm Thị Mận thuộc hàng tiểu thư con nhà khoa bảng. Lấy ông Tú, bà trở thành người vợ tảo tần, yêu thương chồng con, biết trọng tài năng và cá tính của ông Tú. Bà thật đáng ngưỡng mộ khi âm thầm vất vả nuôi chồng ăn học, thi cử trong bao nhiêu năm. Tú Xương viết rất nhiều về bà Tú trong đó có cả bài văn tế sống vợ thể hiện lòng yêu thương, quý trọng bà Tú.
- Chủ đề: Lòng thương quý, biết ơn, trân trọng của Tú Xương đối với vợ - bà Tú, hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, cần cù, đảm đang, giàu tình thương và đức hi sinh.
- Bốn câu thơ đầu: hình ảnh của bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của nhà thơ
- “Quanh năm”: thời gian có tính lặp lại, khép kín: ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác; “Mom sông”: doi đất nhô ra ngoài sông gợi lên không gian buôn bán bấp bênh, khó khăn.
- Trên cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh khó khăn của bà Tú được khắc hoạ qua hình ảnh: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
- Hình ảnh “thân cò”: ẩn dụ kết hợp ca dao ⇒ tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Gợi lên số kiếp và nỗi đau thân phận. Đó cũng chính là tình thương của tác giả dành cho vợ.
- Hình ảnh ca dao cùng với hình thức đảo ngữ “lặn lội” xuất hiện giữa cái rợn ngợp không gian và thời gian “khi quãng vắng” làm cho hình ảnh bà Tú nỗi bật lên trong nỗi vất vả, gian truân.
- Các từ láy “Lặn lội”, “Eo sèo” được đảo lên trước có tác dụng làm nổi bật lên hình ảnh nhân vật trong công việc buôn bán hàng ngày.
- Sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: sự chen chúc, bươn chải trên sông nước với lời qua tiếng lại có cả sự chen lấn, xô đẩy hàm chứa đầy bất trắc, hiểm nguy.
- Hai câu thực: đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú. Bên cạnh đó còn có câu 2 (câu thừa đề) cũng đã khái quát được phẩm chất cao đẹp của bà Tú :
- “Nuôi đủ năm con với một chồng” - Gánh nặng gia đình đặt lên vai người vợ (năm con, một chồng)
- ⇒ Câu thơ vừa tự trào bản thân vừa thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho vợ. (Chú ý khai thác cách dùng từ và sắp xếp trật tự từ trong câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”: nuôi năm con, số lượng khá nhiều nhưng đó là trách nhiệm nên thành ra bình thường. Nhưng nghịch lí ở chỗ vợ phải nuôi chồng, số lượng ít nhưng lại thấy nặng về mặt tâm lí. Đó là tự ông Tú nhận thấy vậy. Ông ý thức được gánh nặng mà mình đã đặt lên vai vợ ⇒ sự day dứt, biết ơn vợ, đó cũng là thương vợ).
- Hai câu luận:
- Ở bà Tú, sự đảm đang đi liền với đức hy sinh “Năm nắng mười mưa dám quản công” ⇒ Cách sử dụng sinh động thành ngữ “nắng mưa” đã làm nổi bật đức tính hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
- Hai câu kết: Câu thơ với tiếng “chửi” là lời trách bản thân của tác giả.
- Trong niềm cảm thương xót xa vợ, nhà thơ đã chửi “thói đời” chửi chính mình - Sự “hờ hững” của ông cũng là biểu hiện của thói đời.
- Cách vận dụng khẩu ngữ lời ăn tiếng nói của dân gian:
- Tiếng chửi, cho dù là trường hợp tự chửi mình cũng rất hiếm trong văn học Trung đại. Nhưng nó phản ánh đúng được cách dùng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với người dân lao động.
- Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho nhận ra những thiếu sót và tự trách mình là một nhân cách cao đẹp toát lên từ tiếng chửi này
- Nỗi lòng thương vợ của tác giả: bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của nhà thơ.
- Tú Xương không chỉ “Thương vợ” mà còn biết ơn vợ. Không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình, tự nhận những khiếm khuyết của mình.
3. Kết bài:
- Nêu tóm lược nội dung và nghệ thuật
- Nội dung: Bài thơ thể hiện một cách chân tình và hóm hỉnh thái độ của Tú Xương đối với bà Tú
- Nghệ thuật:
- Cách sử dụng một số từ quen thuộc: eo sèo, lặn lội
- Cách dùng các thành ngữ: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.
- Cách dùng tiếng chửi: cha mẹ thói đời.
- Gợi mở vấn đề
Trên đây là bài hướng dẫn lập dàn ý cho đề văn: giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo các bài văn mẫu và dàn ý chi tiết của các đề văn khác liên quan đến tác phẩm Thương vợ tại đây: Phân tích bài thơ Thương vợ.
----Mod Ngữ Văn biên tập và tổng hợp----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024172 - Xem thêm