OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn chuyên đề Lực từ môn Vật Lý 11 năm 2021

09/04/2021 1.02 MB 499 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210409/65078823109_20210409_145355.pdf?r=6872
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 sắp tới, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Tổng ôn chuyên đề Lực từ môn Vật Lý 11 năm 2021 gồm phần lý thuyết và bài tập có đáp án để các em có thể tự ôn luyện. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

 

 
 

TỔNG ÔN CHUYÊN ĐỀ LỰC TỪ

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I/ Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có một dòng điện đặt trong từ trường đều

Lực từ \(\overrightarrow F \) do từ trường đều tác dụng lên đoạn dây thẳng chiều dài l  (m) có dòng điện I (A) chạy qua là lực có :

  • Điểm đặt : trung điểm của đoạn dây .
  • Phươg : vuông góc với mặt phẳng
  • Chiều : được xác định bởi quy tắc bàn tay trái “ Xoè bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ sao cho chiều của dòng điện đi từ cổ tay đến ngón tay . Ngón tay cái choải ra  chỉ chiều của lực từ ”
  • Độ lớn được xác định theo công thức Ampe :

                \(F{\rm{ }} = {\rm{ }}B.I.l.sin\alpha ,\alpha  = \left( {\overrightarrow B ,l} \right)\)

II / Lực từ tác dụng lên giữa 2 dây dẫn thẳng dài song song có dòng điện chạy qua .

  • Nếu 2 dòng điện chạy cùng chiều 2 dây hút nhau.
  • Nếu 2 dòng điện chạy ngược chiều 2 dây đẩy nhau.
  • Lực tác dụng có độ lớn : \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}l}}{d}\)

Trong đó:

I1, I2 là cường độ dòng điện chạy qua 2 dây dẫn .

ll à chiều dài 2 dây .

  1. khoảng cách 2 dây .

III/ Lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện .

  • Nếu mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ khi đó các lực tác dụng lên khung không làm quay khung ( chỉ làm cho khung giãn ra hoặc co lại ) .
  • Nếu mặt phẳng khung dây  song song với đường cảm ứng từ  khi đó xuất hiện ngẫu lực  làm khung quay với momen  : \(M{\rm{ }} = {\rm{ }}B.I.S.{\rm{ }}sin\alpha \) với : S : diện tích khung n là pháp tuyến mặt phẳng khung dây.

IV / Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động  ( lực Lorenxer)

Lực lorenxer tác dụng lên điện tích q đang chuyển động với vận tốc  trong từ trường có :

  • Điểm đặt tại điện tích q
  • Phương : Vuông góc với mp
  • Chiều : xác định theo quy tắc bàn tay trái

( nếu q > 0 : chiều cùng với chiều chỉ của tay cái

nếu q<0 : chiều ngược với chiều chỉ của tay cái )

  • Độ lớn : \(f = \left| q \right|vB\sin \alpha ,\alpha  = \left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow B } \right)\)

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 : Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều

A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.

B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.

C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.

D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu 2 :  Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

A. vặn đinh ốc 1.     

B. vặn đinh ốc 2.                 

C. bàn tay trái.                     

D. bàn tay phải.

Câu 3:  Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực

B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức  phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường

C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức  không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường

D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.

B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.

C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.

D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.

Câu 7 :Phát biểu nào dưới đây là Đúng?

Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.                      

B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.

C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.                          

D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

...

-(Nội dung tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn chuyên đề Lực từ môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF