OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng ôn chương Điện tích - Điện trường môn Vật Lý 11 năm 2021

30/08/2021 0 Bytes 752 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210830/296730557980_20210830_214846.pdf?r=1294
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Tổng ôn chương Điện tích - Điện trường môn Vật Lý 11 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TỔNG ÔN CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

 

1. SƠ ĐỒ TƯ DUY

2. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Nói về sự nhiễm điện do hưởng hứng giữa hai vật A và B thì:

A. Điện tích truyền từ A sang B.

B. Không có sự truyền điện tích từ vật nọ sang vật kia, chỉ có sự sắp xếp lại các điện tích khác dấu nhau ở hai phần của vật nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Điện tích truyền từ B sang A.

D. Điện tích có thể truyền từ vật A sang B hoặc ngược lại.

Câu 2: Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\)

A. cùng phương và cùng chiều với lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó.

B. cùng phương và ngược chiều với lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó.

C. cùng phương và cùng chiều với lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích thử dương đặt trong điện trường đó.

D. cùng phương và cùng chiều với lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một điện tích thử âm đặt trong điện trường đó.

Câu 3: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

A. UMN = VM - VN      

B. UMN = E.d                

C. AMN = q. UMN   

D. E = UMN.d

Câu 4: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi ε, điện dung được tính theo công thức

A. \(C=\frac{\varepsilon S}{{{9.10}^{9}}.2\pi d}\)    

B. \(C=\frac{\varepsilon S}{{{9.10}^{9}}.4\pi d}\)

C. \(C=\frac{{{9.10}^{9}}.S}{\varepsilon .4\pi d}\)    

D. \(C=\frac{{{9.10}^{9}}.\varepsilon S}{4\pi d}\)

Câu 5: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

A. \(\text{W}=\frac{1}{2}\frac{{{Q}^{2}}}{C}\)   

B. \(\text{W}=\frac{1}{2}\frac{{{U}^{2}}}{C}\)            

C. \(\text{W}=\frac{1}{2}C{{U}^{2}}\)                       

D. \(\text{W}=\frac{1}{2}QU\)

Câu 6: Đặt điện tích q trong điện trường của điện tích Q, cách Q một đoạn x. Đồ thị nào sau đây biễu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng và khoảng cách x.

A. Hình 1                 

B. Hình 2       

C. Hình 3     

D. Hình 4

Câu 7: Trong điện trường của một điện tích q, nếu tăng khoảng cách điểm đang xét đến điện tích q thì cường độ điện trường sẽ

A. tăng 2 lần.           

B. giảm 2 lần.              

C. tăng 4 lần     

D. giảm 4 lần.

Câu 8: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

Câu 9: Cho một vật tích điện tích q1 = 2.10-5 C tiếp xúc một vật tích điện tích C2 = -8.10-5 C. Điện tích của hai vật sau khi cân bằng là

A. 2.10-5 C.              

B. -8.10-5 C.                 

C. -6.10-5C.   

D. -3.10-5 C.

Câu 10: Hai điện tích hút nhau bằng một lực 2.106 N. Khi chúng dời xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

A. 1 cm.                    B. 2 cm.                        C. 3 cm.                               D. 4 cm.

Câu 11: Một điện tích điểm q được đặt trong điện môi đồng tính vô hạn có ε = 2,5. Tại một điểm M cách q một đoạn 0,4 m, điện trường có cường độ 9.105 V/m và hướng về phía điện tích q. Giá trị của q là

A. q = - 40 μC.         

B. q = + 40 μC.            

C. q = -36 μC.

D. q = + 36 μC.

Câu 12: Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C . Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hỏi hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó? Lấy g = 10 m/s2

A. U = 125 V.           

B. U = 150V.                

C. U = 75 V.     

D. U = 100 V.

Câu 13: Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là

A. Cb = 4C.              

B. Cb = 0,25C.              

C. Cb = 2C. 

D. Cb = 0,5C.

Câu 14: Một electrôn chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ là E = 1200 V/m. Biết điện tích electrôn qe = - l,6.10-19 C và khối lượng m = 9,1.10-31 kg. Giá trị của gia tốc electron là

A. ae = l,21.1014 m/s2.          

B. ae = -2,11.1014 m/s2.             

C. ae = 2,11.1014 m/s2

D. ae = -2,11.1012 m/s2.

Câu 15: Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một tivi thường dùng có cường độ 60 μA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là

A. 3,75.1014 e/s.      

B. 7,35.1014 e/s.          

C. 2,66.1014 e/s.     

D. 2,66.104 e/s.

Câu 16: Hai điện tích q1 = q2 (q > 0) đặt tại hai điểm A và B với AB = 2a. M là điểm nằm trên đường trung trực của AB và cách AB một đoạn h. Cường độ điện trường cực đại tại M là:

A. \(\frac{4}{3}\frac{kg}{{{a}^{2}}}\)                 

B. \(\frac{4}{3\sqrt{3}}\frac{kg}{{{a}^{2}}}\)               

C. \(2\frac{kg}{{{a}^{2}}}\)  

D. \(3\frac{kg}{{{a}^{2}}}\)

Câu 17: Một electron ở rất xa đang chuyển động hướng về một electron khác cố định với vận tốc ban đầu v0. Đồ thị biểu diễn thế năng của thế năng tương tác giữa hai electron theo khoảng cách được cho như hình vẽ. Giá trị v0 gần nhất giá trị nào sau đây?

A. 2.105 m/s             

B. 2.104 m/s                 

C. 2.106 m/s             

D. 2.103 m/s

Câu 18: Một vật nhỏ được tích điện q1 = 3.10-6 C,  khối lượng m đặt tại điểm A trong không khí. q1 được gắn vào đầu một sợi dây nhẹ, chiều dài \(l=\frac{20}{\sqrt{3}}\,cm\), cách điện, đầu trên cố định. Điện tích điểm q2=10-6 C gắn với lò xo nhẹ k = 100 N/m đặt nằm ngang, cách điện, đầu kia cố định. Ban đầu q1 và q2 cùng nằm trên một đường thẳng đứng, khoảng cách giữa hai điện tích đủ lớn để bỏ qua tương tác giữa chúng. Thiết lập một điện trường đều \(\overrightarrow{E}\) nằm ngang. Khi hai điện tích ở vị trí cân bằng mới thì q1 và q2 vẫn thuộc một đường thẳng đứng và lực căng dây treo q1 có độ lớn gấp hai lần trọng lực tác dụng lên q1. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2. Tính giá trị của m.

A. 2 kg.                    

B. 3 kg.                        

C. 4 kg.              

D. \(\sqrt{3}\)  kg.

Câu 19: Trong nguyên tử Hidro, electron chuyển động quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn bán kính R = 5.10-9 cm. Năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử Hidro (đưa electron ra xa vô cực) là:

A. 14,4 eV.              

B. 15,4 eV.                  

C. 20 eV.     

D. 13,9 eV.

Câu 20: Đặt một điện tích +q đến gần một điện tích -q thì chúng sẽ:

A. hút nhau.            

B. đẩy nhau.

C. không tương tác.    

D. hút nhau sau đó sẽ đẩy nhau.

Câu 21: Đặt nhẹ một điện tích dương trong một điện trường đều, điện tích dương sẽ chuyển động

A. cùng chiều điện trường.

B. ngược chiều điện trường.

C. vuông góc vói điện trường.

D. theo một quỹ đạo bất kì.

Câu 22: Trong môi trường chân không, lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm:

A. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.

B. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích.

C. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.

D. tỉ lệ nghịch với độ lớn các điện tích.

Câu 23: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của cường độ điện trường

A. Niuton.                                                     

B. Vôn.

C. Vôn nhân mét.                                         

D. Vôn trên mét.

Câu 24: Đại lượng nào sau đây không liên quan đến cường độ điện trường của điện tích điểm q0 tại một điểm:

A. điện tích thử q.                                         

B. điện tích q0.

C. khoảng cách từ q0 đến q.                         

D. hằng số điện môi của môi trường.

Câu 25: Thế năng mà một electron gây ra tại vị trí cách nó 1 cm có độ lớn là:

A. 1,6.10-6 J.            

B. 1,44.10-5 J.              

C. 2.10-6 J.      

D. 3.10-6 J.

Câu 26: Công của lực điện để dịch chuyển động điện tích q = 1,6.10-19 C chuyển động ngược chiều điện trường có cường độ E = 105 V/m theo phương dọc theo các đường sức một đoạn 10 cm là:

A. 1,6.10-15 J.           

B. - 1,6.1015 J.      

C. 2.10-16 J.            

D. 3.10-16 J.

Câu 27: Người ta thực hiện một công A = 0,01 J để di chuyển một điện tích thử từ điểm M có thế năng 0,02 J đến điểm N. Thế năng điện của điểm N là

A. 0,01 J.

B. - 0,01 J.   

C. 0,03 J.  

D. 0,04 J.

Câu 28: Cho hai quả cầu mang điện lần lượt là q1 = a C và q2 = - a C tiếp xúc với nhau. Sau một thời gian ta lại tách hai quả cầu. Điện tích của quả cầu thứ nhất sau khi tách khỏi là

A. 2a C.                    B. a C.                          C. 0,5a C.                                     D. 0 C.

Câu 29: Hai điện tích q cùng loại đặt tại hai điểm AB. Cường độ điện trường tại trung điểm C của đoạn AB có độ lớn bằng 

A. 0.                        

B. \(k\frac{q}{A{{C}^{2}}}\) .      

C. \(2k\frac{q}{A{{C}^{2}}}\).     

D. \(k\frac{q}{A{{B}^{2}}}\).

Câu 30: Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB.

A. 10 V/m.                B. 15 V/m.                    C. 20 V/m.                           D. 16 V/m.

...

ĐÁP ÁN

l- B

2- C

3- D

4- C

5- B

6- A

7- D

8- D

9- D

10- D

11- A

12- B

13- A

14- B

15- A

16- B

17- A

18- D

19- A

20- A

21-  A

22- B

23- D

24- A

25- B

26- B

27- A

28- D

29- A

30- D

31- A

32- A

33- C

34- A

35- B

36- B

37- A

38- B

39- A

40- A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn chương Điện tích - Điện trường môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF