OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn văn 7 Ý nghĩa của văn chương tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190619/.pdf?r=9386
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ý nghĩa của văn chương sẽ giúp các em hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại. Để nắm vững hơn về văn bản này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Ý nghĩa của văn chương tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em có thể dễ dàng soạn bài thật tốt trước khi đến lớp.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "muôn loài"): nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "sáng tạo ra sự sống"): nhiệm vụ của văn chương.
    • Phần 3: (còn lại): công dụng của văn chương.

2. Hướng dẫn soạn văn Ý nghĩa của văn chương

Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng dầu của văn bản để tìm ý trả lời.

  • Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. 

  • “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”:  Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.
  • Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống" đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

  • Theo Hoài Thanh, văn chương có những công dụng:
    • Gợi tình cảm và lòng vị tha.
    • Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
    • Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.

Câu 4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận nào trong hai loại sau?

- Nghĩ luận chính trị - xã hội.

- Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn văn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

Gợi ý:

a) Văn bản thuộc loại văn nghị luận nghị luận văn chương. Vì nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.

b) Nét đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.

  •    Dẫn chứng: đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Ý nghĩa của văn chương tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ý nghĩa của văn chương.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF