OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn văn 7 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190618/.pdf?r=120
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Để hiểu sâu hơn về bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê tóm tắt. Chúc các em có những bài học hay và thú vị từ bài thơ của Hạ Tri Chương này.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (Hai câu thơ đầu): tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả.
    • Phần 2: (Hai câu thơ cuối): sự ngỡ ngàng, xót xa khi bị coi là khách lạ của tác giả.

2. Hướng dẫn soạn văn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 

Câu 1. Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

(Gợi ý: So sánh với tình huống thể hiện tình quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ.)

  • So sánh với bài Tĩnh dạ tứ:
    • Tĩnh dạ tứ: ở nơi xa nhà, nhìn trăng sáng mà nhớ quê.
    • Hồi hương ngẫu thư: cả đời xa nhà, nay về quê hương, một nỗi buồn đau dâng lên khi những đứa trẻ xem là khách ở nơi nào đến đây. Tình quê hương được bộc lộ ở phép đối trong câu (2 câu đầu) và kịch tính (2 câu cuối).

Câu 2. Chứng minh hai câu thơ đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Lưu ý: Ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn, số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, tuy vậy, xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh.

  • Hai câu đầu sử dụng phép tiểu đối (đối trong cùng một câu) thiếu - lão (trẻ - già), tiểu - đại (nhỏ - lớn), li-hồi (đi xa - trở về), hương âm - mấn mao (giọng quê - tóc mai), vô cải - tồi (không đổi - rụng).
  • Phép đối thể hiện sự khác biệt khi trẻ, lúc già có nhiều sự thay đổi tuy nhiên tấm lòng luôn hướng về quê hương.

Câu 3. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí:

Phương thức
biểu đạt
Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm
qua tự sự
Biểu cảm
qua miêu tả
Câu 1          
Câu 2          

 

Sau khi đánh dấu, có thể dùng lời để giải thích thêm; cũng có thể dùng cách giải thích khác không có trong các ô.

Phương thức 
biểu đạt
Tự sự  Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm
qua tự sự
Biểu cảm
qua miêu tả
Câu 1 x   x x  
Câu 2   x x   x

Câu 4. Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

(Gợi ý: Phân tích xem vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện và sự xuất hiện đó cùng tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, thơ ngây của các em có làm cho tác giả vui lên không.)

  • Hai câu đầu là cảm xúc nhắc lại sự thay đổi, có chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê trở về.
  • Hai câu dưới lại mang giọng điệu hóm hỉnh, bi hài. Nhi đồng xuất hiện cũng là một thế hệ mới, càng khắc sâu tuổi già của người trở về, càng tạo nên sự bơ vơ, lạc lõng cho “khách”. Câu hỏi làm tác giả vừa vui vừa buồn.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF